Dù Nga tuyên bố không có ý định xâm chiếm Ukraine nhưng chính quyền Biden rất sợ điều này xảy ra vì nó đẩy chính sách đối ngoại của Mỹ vào những thử thách chưa từng có trong tiền lệ.

Chính quyền Biden lo sợ lửa cháy tới chân nếu Nga động binh ở Ukraine

Anh Tú (dịch) | 14/02/2022, 15:52

Dù Nga tuyên bố không có ý định xâm chiếm Ukraine nhưng chính quyền Biden rất sợ điều này xảy ra vì nó đẩy chính sách đối ngoại của Mỹ vào những thử thách chưa từng có trong tiền lệ.

Tổng thống Joe Biden đã dành cuối tuần để thực hiện những nỗ lực cuối cùng nhằm ngăn chặn mối lo Nga sẽ tiến quân vào Ukraine vì một cuộc chiến như vậy có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho vị thế chính trị của chính ông.

Nếu Tổng thống Vladimir Putin ra lệnh cho xe tăng của mình tiến vào Ukraine, điều đó sẽ gây ra làn sóng chấn động khắp thế giới và gây ra một trong những cuộc khủng hoảng an ninh quốc gia tồi tệ và nguy hiểm nhất kể từ Chiến tranh Lạnh.

Và mặc dù đó không phải là ý định chính của Putin nhưng điều đó sẽ gây ra thiệt hại đáng kể cho uy tín của Biden và gây ra hậu quả theo thời gian với người Mỹ trong một năm bầu cử giữa nhiệm kỳ vốn đã căng thẳng. Bên cạnh đó, sẽ xuất hiện khả năng tăng giá thêm đối với xăng dầu vốn đóng vai trò như một chỉ số dẽ tác động đến sự tức giận và nhận thức của cử tri về nền kinh tế.

Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống, Jake Sullivan, hôm Chủ nhật đã cảnh báo về một cuộc xâm lược có thể trở nên đáng báo động hơn, làm trầm trọng thêm cảm giác rằng sự tích lũy kéo dài nhiều tuần của Nga xung quanh Ukraine có thể đang chạy sát đến thời điểm quyết định.

Sullivan nói trên CNN: "Cách họ xây dựng lực lượng, cách họ điều động mọi thứ, khiến khả năng sớm có một hành động quân sự lớn càng rõ ràng hơn".

Đề cập đến một kịch bản đáng sợ về xung đột hàng loạt ở châu Âu, Sullivan cảnh báo rằng "một cuộc xâm lược có thể sẽ bắt đầu với một loạt các cuộc tấn công bằng tên lửa và bom kéo dài có thể gây ra thương vong đáng kể cho dân thường".

"Nếu Nga tiến công, chúng ta sẽ bảo vệ lãnh thổ NATO, chúng ta sẽ áp đặt các trừng phạt lên Nga và chúng ta sẽ đảm bảo rằng mình sẽ vượt qua chuyện này khi phương Tây tỏ ra mạnh mẽ hơn, kiên quyết hơn, có trọng tâm hơn so với chúng ta trong 30 năm qua và Nga sẽ phải tổn thương nặng nề nếu có hành động quân sự”.

Trên Fox hôm Chủ nhật, phát ngôn viên Lầu Năm Góc John Kirby nhấn mạnh thêm rằng đây có thể là một tuần định mệnh.

Để phòng ngừa rủi ro, Mỹ sẽ không gửi quân vào Ukraine để bảo vệ nước này. Nhưng vì Ukraine không phải là thành viên của NATO nên xung đột trực tiếp giữa binh sĩ Nga và Mỹ khó có thể xảy ra. Tuy nhiên, Biden đã ra lệnh cho vài nghìn quân đến các quốc gia ở sườn đông NATO để ngăn chặn bất kỳ ý định phiêu lưu mạo hiểm nào của Nga.

Nếu Nga đưa quân vào Ukraine, điều đó có thể thúc đẩy Trung Quốc hành động quân sự với Đài Loan trong một cuộc xung đột có nhiều khả năng lôi kéo Mỹ vào một cuộc chiến tranh lớn hơn ở Ukraine. Và gần hơn, việc Nga động binh có thể gây ra hậu quả đáng kể đối với nội bộ Mỹ, đặc biệt là về kinh tế và cuối cùng làm tổn hại đến triển vọng của Biden và đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử vào tháng 11.

Tổng thống Biden đã hứa với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hôm Chủ nhật rằng Mỹ sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt Nga "nhanh chóng và dứt khoát". Phản ứng này sẽ làm thay đổi chính sách đối ngoại của Mỹ và thêm một cuộc khủng hoảng ngoại giao nữa dưới nhiệm kỳ của Biden.

Lần đầu tiên sau 30 năm, Mỹ và Nga - hai quốc gia có kho vũ khí hạt nhân lớn nhất - sẽ rơi vào thế bế tắc trực tiếp. Căng thẳng có thể tăng thêm nếu Mỹ quay trở lại công việc vấy máu người Nga. Quốc hội đã kêu gọi Mỹ tài trợ cho Ukraine giống như Washington giúp đẩy Moscow khỏi Afghanistan vào những năm 1980 và đẩy nhanh sự sụp đổ của Liên Xô. Nga nhất định sẽ đáp trả một chiến dịch như vậy - và có khả năng phá vỡ các mục tiêu và chính sách ngoại giao của Mỹ trên toàn thế giới, gồm cả các vấn đề quan trọng như thách thức hạt nhân do Iran và Triều Tiên đặt ra.

Việc động binh của Nga vào Ukraine cũng có thể khiến giá dầu tăng và chuyển thành nỗi đau trực tiếp đối với các tài xế Mỹ. Theo Hiệp hội Ô tô Mỹ, giá xăng cao là một nguyên nhân góp phần khiến Biden trở nên mất điểm. Tổng thống không thể chịu được một cuộc khủng hoảng có khả năng đẩy giá xăng lên cao hơn nữa trong bối cảnh dữ liệu giữa tuần trước cho thấy lạm phát đã tăng 7,5%, con số tồi tệ nhất kể từ năm 1982.

Việc động binh của Nga còn có thể khiến chứng khoán sụt giảm theo cách ảnh hưởng đến nhận thức của cử tri về an ninh kinh tế và sự thịnh vượng. Điều này làm tăng thêm những lo lắng của đảng Dân chủ trước cuộc bầu cử có thể khiến họ mất quyền đa số ở Hạ viện và Thượng viện vào tay đảng Cộng hòa.

Sau đó, có một phản ứng dữ dội về tâm lý và chính trị mà Biden có thể phải đối mặt với cử tri vốn đã bất mãn. Đồng thời, điều này làm  cử tri tăng thêm ấn tượng về một thế giới đang chạy đua ngoài tầm kiểm soát khiến Mỹ đánh mất vị thế lãnh đạo trên toàn cầu. Điều đó sẽ dội ngược vào uy tín của Biden và đảng Dân chủ.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại cầm quyền Dominicana
một giờ trước Sự kiện
Theo Đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Dominicana, ngày 21.11 (giờ địa phương), tại thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại (PRM) cầm quyền, Thị trưởng Thành phố Santo Domingo - bà Carolina Mejia.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chính quyền Biden lo sợ lửa cháy tới chân nếu Nga động binh ở Ukraine