Việc thành lập Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân thể hiện quyết tâm của Chính phủ, là sự cố gắng tiếp cận những gì doanh nghiệp cần, cũng như khó khăn và vướng mắc của doanh nghiệp hiện nay.

Chính thức ra mắt Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân

TPO | 31/10/2017, 00:33

Việc thành lập Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân thể hiện quyết tâm của Chính phủ, là sự cố gắng tiếp cận những gì doanh nghiệp cần, cũng như khó khăn và vướng mắc của doanh nghiệp hiện nay.

Tối 30.10, Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân Việt Nam (gọi tắt là Ban IV) đã chính thức ra mắt dưới sự chứng kiến của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng.

Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, kỳ vọng của Thủ tướng vào doanh nghiệp tư nhân là rất lớn. Hiện nay các doanh nghiệp tư nhân bị vướng nhiều rào cản. Việc thành lập Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân là cố gắng tiếp cận những gì doanh nghiệp cần, doanh nghiệp gặp khó ở đâu...

“Việc thành lập Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân cũng thể hiện sự quyết tâm của Chính phủ trong việc đưa tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 về phát triển kinh tế tư nhân vào cuộc sống; góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển cũng như nâng cao vai trò, vị thế của khối doanh nghiệp này trong nền kinh tế Việt Nam”, ông Dũng nhấn mạnh.

Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân do Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính làm Trưởng ban. Các thành viên tham giagồm đại diện các cơ quan, tổ chức như: Liên đoàn doanh nghiệp tỉnh Bình Dương, Hiệp hội Tôm Bình Thuận, Hội đồng Tư vấn Du lịch, Ban Cố vấn Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam, Tập đoàn VinaCapital…

Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân chủ trì nghiên cứu và tư vấn, đề xuất việc cải cách cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính liên quan đến phát triển kinh tế tư nhân gắn với mục tiêu kinh tế quốc gia, chủ động thiết lập bộ máy giúp việc, huy động nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ được giao.

Tại lễ ra mắt, khi được hỏi về trường hợp một doanh nghiệpbán hàng Trung Quốc nhưng dán mác Việt Nam gây xôn xao dư luận gần đây, Bộ trưởng -Chủ nhiệm Văn phòng chính phủ Mai Tiến Dũng khẳng định:“Chúng ta không chấp nhận việc dùng hàng ngoại để dán nhãn mác Việt Nam, làm ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu Việt”.Ông cho biết, hiện Thủ tướng giao Bộ CôngThương kiểm soát chặt hàng giả, hàng gian lận thương mại, nhập khẩu, đặc biệt là kiểm soát chặt bên quản lý thị trường.

Theo Văn Kiên/TPO
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
6 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chính thức ra mắt Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân