Theo số liệu mới nhất củaTổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10.2017 tăng 0,41% so với tháng trước, tăng 2,98% so với cùng kỳ năm trước, tăng 2,25% so với tháng 12 năm trước. CPI bình quân 10 tháng đầu năm 2017 tăng 3,71% so với cùng kỳ năm trước.

CPI tháng 10.2017 tăng do giá thuốc và dịch vụ y tế

Trí Lâm | 29/10/2017, 13:44

Theo số liệu mới nhất củaTổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10.2017 tăng 0,41% so với tháng trước, tăng 2,98% so với cùng kỳ năm trước, tăng 2,25% so với tháng 12 năm trước. CPI bình quân 10 tháng đầu năm 2017 tăng 3,71% so với cùng kỳ năm trước.

Tổng cục Thống kê cho biết, so với tháng trước, cả 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính đều tăng giá. Trong đó, tăng cao nhất là nhóm thuốc và dịch vụ y tế, tăng 2,14%. Nguyên nhân là do tăng giá dịch vụ y tế cho đối tượng không có thẻ bảo hiểm y tế theo các quyết định của UBND 7 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và do tăng giá dịch vụ y tế tại các phòng khám tư nhân tại tỉnh Kon Tum và tỉnh Gia Lai. Tháng 10, chỉ riêng giá dịch vụ y tế đã tăng 2,79%.

Đồng thời, có 6 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện tăng học phí theo lộ trình của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 2.10.2015 của Chính phủ làm chỉ số giá nhóm dịch vụ giáo dục tăng 0,21%.

Trong khi đó, nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,63%; nhóm giao thông tăng 0,61%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,31%; giáo dục tăng 0,19%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,17%; bưu chính - viễn thông tăng nhẹ 0,01%.

Theo Tổng cục Thống kê, do ảnh hưởng của mưa bão và lũ quét ở các tỉnh miền núi phía Bắc và miền Trung, cùng với nhu cầu tiêu dùng thực phẩm tăng vào mùa cưới nên giá thực phẩm tươi sống ở một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cao, làm cho chỉ số giá nhóm lương thực tăng 0,57%, thực phẩm tăng 0,37%; chỉ số giá nhóm vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 0,84% chủ yếu là do tăng ở mặt hàng sắt thép.

Bên cạnh đó, một số mặt hàng giảm nhẹ như: Giá thịt lợn giảm 0,95% do tâm lý e ngại của người dân sau sự việc gần 4.000 con lợn bị tiêm thuốc an thần trước khi đưa vào giết mổ nên người dân ít sử dụng thịt lợn.

Cũng trong tháng 10, thời tiết mưa, bão dẫn đến nhu cầu tiêu dùng điện giảm làm cho giá điện giảm 0,24%. Giá cát tiếp tục giảm mạnh từ 5% đến 15%, chủ yếu giảm ở các tỉnh phía Nam do một số địa phương đã cho phép khai thác trở lại;hơn nữa, một số địa phương đang trong mùa mưa nên nhu cầu xây dựng giảm. Tháng 10 đã qua mùa du lịch nên giá tour du lịch trong nước giảm 0,16%.

Lạm phát cơ bản tháng 10.2017 tăng 0,06% so với tháng trước và tăng 1,32% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 10 tháng năm 2017 tăng 1,44% so với bình quân cùng kỳ năm 2016.

Giá vàng trong nước tháng 10.2017 giảm theo giá vàng thế giới. Đến ngày 25.10.2017, bình quân giá vàng thế giới ở mức 1.284,4 USD/ounce giảm 2,83% so với tháng trước. Giá vàng tại thị trường trong nước bình quân tháng 10 giảm 0,88% so với tháng trước, giá vàng dao động quanh mức 3.650.000 đồng/chỉ vàng SJC.

Trong nước, với cách điều hành tỷ giá theo cơ chế tỷ giá trung tâm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với 8 đồng tiền chủ chốt, cùng với dự trữ ngoại hối dồi dào đáp ứng nhu cầu nhập khẩu của các doanh nghiệp nên giá đồng USD trong nước khá ổn định, giá bình quân ở thị trường tự do tháng này ở quanh mức 22.710 VND/USD.

Hoài Phong
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 5: Thách thức và triển vọng
Bước vào năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đứng trước những thách thức lớn buộc phải quan tâm, đó là: thuế tối thiểu toàn cầu, thuế môi trường và nguồn năng lượng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
CPI tháng 10.2017 tăng do giá thuốc và dịch vụ y tế