Chủ tịch tập đoàn Chow Tai Fook - chủ đầu tư dự án casino Nam Hội An, ông Cheng Yu-tung trước khi có được cơ đồ như ngày hôm nay đã trải qua không ít khó khăn, trong đó có cả việc phải đi dọn Toilet

Chủ dự án casino Nam Hội An từng phải dọn toilet thời học việc

30/04/2015, 15:06

Chủ tịch tập đoàn Chow Tai Fook - chủ đầu tư dự án casino Nam Hội An, ông Cheng Yu-tung trước khi có được cơ đồ như ngày hôm nay đã trải qua không ít khó khăn, trong đó có cả việc phải đi dọn Toilet

Theo giấy phép đầu tư mà ban quản lý khu kinh tế mở Chu Lai mới trao cuối tháng 3 vừa qua, các đối tác mới là Chow Tai Fook (Hồng Kông) và Sun City (Macao) sẽ cùng liên doanh với VinaCapital để tiếp tục triển khai dự án quan trọng này.

Qua tìm hiểu được biết Chow Tai Fook là tập đoàn chuyên kinh doanh vàng bạc, đá quý, bất động sản của Hồng Kông và Sun City là một tập đoàn chuyên kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn, giải trí, trong đó có casino của Macau. Tuy nhiên, ông chủ của Chow Tai Fook cũng là chủ nhân dự án casino Nam Hội An đang nắm giữ 70% cổ phần của Sun City.

Cụ thể, chỉ tính riêng Trung Quốc tỷ phú Cheng Yu-tung hiện đang là cổ đông lớn hoặc nắm trong tay hơn 38 dự án bất động sản từ những trung tâm mua sắm sầm uất như Shun Tak Centre, Telford Plaza, K11 Shopping Centre…, khách sạn cao cấp New World Tower, Renaissance Harbour View Hotel…

Ngoài ra, tỷ phú Cheng còn kinh doanh bất động sản xây dựng cơ sở hạ tầng, bán lẻ và khách sạn với tập đoàn The New World Development bao gồm các công ty như NWS Holdings, NW China Land và Mongolia Energy Corporation. The New World Development sở hữu khối tài sản bất động sản “khổng lồ” ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Vào những năm 60 của thế kỷ trước, Cheng được biết đến là "Vua của các loại trang sức" khi ông kiểm soát hơn 30% kim cương nhập khẩu vào Hồng Kông. Hiện nay Cheng Yu-tung là Chủ tịch danh dự của hãng bán lẻ đồ trang sức lớn nhất thế giới– Chow Tai Fook Jewellery Group.

Tập đoàn này hiện có mạng lưới cửa hàng phân phối rộng lớn với hơn 1.800 cửa hàng trang sức và đồng hồ trên toàn Trung Quốc.

Cũng chính vì vậy mà ông Cheng Yu-tung (89 tuổi) được Forber xếp hạng là người giàu thứ 4 Hồng Kông với khối tài sản trị giá 16,2 tỷ USD, đứng thứ 54 trong danh sách những người giàu nhất thế giới năm 2014.

Ít ai biết rằng, để có được sự giàu có ngày hôm nay, ông Cheng đã phải trải qua nhiều vất vả, khổ cực và đánh đổi bằng mồ hôi và nước mắt. Ông đã phải trải qua một tuổi thơ đầy khó khăn và vất vả.

Sinh ra trong một gia đình nghèo tại tỉnh Quảng Đông, ngay từ khi còn rất nhỏ, Cheng Yu-tung đã được gửi đến nhà một người bạn của cha mình - chủ tiệm trang sức Chow Tai Fook đầu tiên.

Cậu bé Cheng thời điểm đó phải làm những công việc nặng nhọc như lau dọn cửa hàng, toilet… nhưng với tính chăm chỉ, ham học hỏi và rất sáng dạ, cậu đã được nhận làm thợ kim hoàn học việc chính thức.

Cùng với thời gian, Cheng Yu-tung ngày càng chứng tỏ được năng lực của mình trong lĩnh vực kim hoàn và được chủ tiệm tin tưởng giao nhiệm vụ cố vấn.

Cuối cùng, Cheng Yu-tung kết hôn với con gái ông chủ và ít lâu sau, chính thức điều hành kinh doanh tại Chow Tai Fook. Năm 1946, ông chuyển tới Hong Kong để mở chi nhánh mới.

Cheng Yu-tung bắt đầu đầu tư vào lĩnh vực bất động sản năm 1952. Năm 1968, ngành kinh doanh này của ông đạt tới đỉnh cao.

Năm 1970, cùng với một số ông trùm địa ốc khác, Cheng Yu-tung thành lập Tập đoàn New World Development. Nắm giữ 57% cổ phần, tỷ phú Cheng Yu-tung đã từng bước khẳng định được vị thế vững mạnh của một đại gia ngành bất động sản ở Hồng Kông.

Nhung vì lý do sức khỏe, sau khi bị một cơn đột quỵ, ông Cheng Yu-tung đã trao lại chức Chủ tịch Tập đoàn New World Development cho con trai của mình là Henry (66 tuổi) và không tham gia hoạt động trong công ty nữa.
Tuy nhiên, Cheng Yu-tung không phải là tấm gương duy nhất biết vươn lên từ nghèo khó. Tại Việt Nam, Johnathan Hạnh Nguyễn và ông bầu Đoàn Nguyên Đức cũng là những tấm gương điển hình.
Khi còn là sinh viên ở trường đại học Seatle, Mỹ, doanh nhân hàng hiệu nổi tiếng của Việt Nam từng phải đi làm 3, 4 nghề để có thể tự nuôi sống bản thân và có tiền lên giảng đường. Khi đó, vào mùa đông, ông từng phải chấp nhận rửa xe để có tiền đóng học, làm thêm cho nhà máy cao su để trang trải sinh hoạt phí.
Còn ông Đoàn Nguyên Đức sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, đông anh em (có tới 8 anh chị em), giống như nhiều trẻ em khác, doanh nhân 50 tuổi này đã từng phải dắt trâu ra đồng, kéo cày, xẻ đất.

Năm 1982, Đoàn Nguyên Đức vào TP.HCM thi đại học, nhưng liên tiếp 4 năm, ông đều trượt. Năm 22 tuổi, quyết tâm trụ lại nơi thị thành, bầu Đức đã phải làm đủ mọi nghề để trang trải cuộc sống, tiết kiệm vốn và mở một xưởng nhỏ để sản xuất bàn ghế học sinh rồi từ đó mới gây dựng được một Hoàng Anh Gia Lai như hôm nay.

Hoàng Long (tổng hợp theo Người đưa tin)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
12 giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chủ dự án casino Nam Hội An từng phải dọn toilet thời học việc