"Bản thân tôi là người bị taxi “chém” rất nhiều. Tiền xăng chỉ có 1.500 – 2.000 đồng mỗi km nhưng taxi thu của tôi 11.000 đồng thì đắt quá, vô lý quá”, ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội chia sẻ.

Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội than đi taxi cũng bị 'chém' tiền

Một Thế Giới | 21/02/2016, 06:24

"Bản thân tôi là người bị taxi “chém” rất nhiều. Tiền xăng chỉ có 1.500 – 2.000 đồng mỗi km nhưng taxi thu của tôi 11.000 đồng thì đắt quá, vô lý quá”, ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội chia sẻ.

Giá cước taxi quá cao so với đầu vào

Thực tế, khi giá xăng rục rịch tăng, các doanh nghiệp vận tải, nhất là các hãng taxi đều tăng giá, còn khi xăng giảm, đặc biệt giá xăng hiện nay giảm khá sâu và giảm tới 4 lần liên tiếp thì giá cước vẫn cứ “bình chân như vại”. Đây là nghịch lý không nhỏ gây phản ứng của dư luận trong suốt một thời gian dài.

Phải đến khi có văn bản chỉ đạo của Bộ Tài chính, Bộ Giao thông - Vận tải, Sở Tài chính đề nghị các doanh nghiệp xem xét lại cơ cấu giá thành, kê khai lại giá cước vận tải thì các hãng taxi mới rục rịch giảm giá trung bình từ 300 - 500 đồng. 

Trao đổi với báo điện tử Một Thế Giới, ông Bùi Danh Liên, Vhủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội cho biết, quan điểm của Hiệp hội là giá cước vận tải hiện nay có cái bất hợp lý là giá cước taxi quá cao so với các chi phí đầu vào. Việc quản lý của Nhà nước trong điều chỉnh giá taxi so với giá xăng dầu hiện nay không có được sự chặt chẽ.

“Cho nên cứ mỗi khi giá xăng giảm, các cơ quan quản lý lại đưa ra chỉ thị nhưng rồi đâu lại vào đấy, vấn đề vẫn không được giải quyết. Chưa có cơ chế để điều chỉnh giá cước theo đầu vào của nó”, ông Liên nói.
taxi, thue, Bui Danh Lien, xang, gia cuoc, van tai, giam gia cuoc
Các hãng taxi đã rục rịch giảm nhẹ giá cước 

Theo ông Liên, giá cước tuyến cố định trong dịp Tết vừa rồi được các đơn vị điều chỉnh theo hướng giảm theo giá xăng dầu. Trong khi đó, giá cước taxi vẫn nằm lại, vẫn "ù lì". Ông Liên cũng cho hay, riêng Hiệp hội vận tải Hà Nội đã họp trước Tết 1 tháng, nhận định xu hướng xăng sẽ giảm, Hiệp hội thống nhất với nhau khi xăng giảm xuống 15.000/lít thì đồng loạt các hãng taxi sẽ giảm giá xuống. Tuy nhiên, đến bây giờ, đã qua hai đợt giảm giá xăng, xăng còn 13.700 đồng/lít nhưng việc điều chỉnh giá cước của taxi vẫn rất chậm trễ.

“Ngày hôm qua, tôi đã thống nhất với một vị phó chủ tịch phụ trách taxi trong hiệp hội là phải tiến hành ngay việc đồng loạt giảm giá theo giá xăng dầu. Việc giảm giá này cũng tùy theo từng đơn vị chứ không phải đơn vị nào cũng giảm giá giống nhau”, ông Liên cho biết.

Ông Liên tiếp tục nhấn mạnh: “Bản thân tôi là người bị taxi “chém” rất nhiều. Tiền xăng chỉ có 1.500 – 2.000 đồng mỗi km nhưng taxi thu của tôi 11.000 đồng thì đắt quá, vô lý quá. Giá cước taxi quá cao so với túi tiền của người dân. Chủ trương của Hiệp hội vận tải là các hãng taxi cần phải giảm giá cước”.

Cần thanh tra thuế, có chế tài mạnh

Các hãng taxi đưa ra lý do là chu kỳ điều chỉnh giá xăng ngắn, việc thay đổi giá cước theo khiến các hãng taxi phải cân chỉnh lại đồng hồ, giá cân chỉnh khoảng 400.000-500.000 đồng/chiếc. Đây là số tiền không nhỏ đối với các hãng taxi.

Trước đó, ông Phan Thái Bình, Tổng thư ký hiệp hội taxi TP.HCM cho hay, trước Tết Nguyên đán, các doanh nghiệp taxi đã đồng loạt giảm giá cước, với mức giảm thấp nhất là 500 đồng/km. Đợt xăng giảm 730 đồng mỗi lít đầu tháng 2 rơi vào sát Tết nên không doanh nghiệp nào kịp điều chỉnh. Nếu cộng với đợt giảm này, tổng cộng mỗi lít xăng đã giảm hơn 1.600 đồng - mức thấp nhất trong 7 năm qua.  

Trước lý do này, ông Liên cho rằng, tất cả những cái đó chỉ là khó khăn nhất thời, nhưng vấn đề là các hãng taxi thu nhập như thế nào? Các cơ quan quản lý cũng cần phải vào cuộc mạnh mẽ hơn, phải áp dụng chế tài.

“Cục Thuế Hà Nội cần thanh tra các đơn vị vi phạm, không giảm giá. Không thể để các hãng taxi hưởng lợi nhuận cao mà không có nghĩa vụ với Nhà nước, với dân. Cái này tôi đã nói từ lâu mà không ai làm, đây là quyền lợi của người dân”, ông Liên nói.

Ông Liên cho rằng cần khoanh vùng cụ thể, không nên nói tất cả các giá cước vì bản thân Cục quản lý giá đã thất bại trong việc quản lý giá cước vận tải. Giá cước vận tải hàng hóa thì phụ thuộc vào cơ chế thị trường, theo sàn giao dịch; vận tải du lịch thì do công ty du lịch quyết định; xe buýt thì do UBND địa phương quyết định…

“Cho nên chỉ còn lại hai nhóm điều chỉnh là taxi và tuyến cố định. Tuyến cố định thì tạm ổn, cần điều chỉnh theo chu kỳ, còn nhóm taxi thì cần phải lên tiếng trước vấn đề giá cước vận tải của họ”, ông Liên thông tin.

Ông Liên tiếp tục nhấn mạnh rằng đã đến lúc phải có chế tài: “Không phải chế tài của Bộ Tài chính là thu hồi giấy phép, giải pháp này không làm được. Nếu cảm thấy bất hợp lý, cơ quan thuế cần thanh tra các đơn vị, đó mới là cái roi đánh mạnh nhất vào việc ù lì, không giảm cước”.

Mới đây, trước việc giá xăng giảm mạnh, lãnh đạo Bộ Tài chính, Bộ GTVT đã có những văn bản yêu cầu các đơn vị kinh doanh vận tải rà soát lại giá nhiên liệu hiện nay so với giá nhiên liệu tính trong phương án giá cước đã kê khai liền kề trước để xây dựng phương án giá. Việc kê khai lại giá cước vận tải phải phù hợp với biến động giảm giá nhiên liệu.

Trí Lâm

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
4 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội than đi taxi cũng bị 'chém' tiền