Tối 25.11, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng phu nhân và đoàn cấp cao Việt Nam đã rời Hà Nội, lên đường thăm chính thức Liên bang Thụy Sĩ và Liên bang Nga từ ngày 25.11 đến ngày 2.12.2021.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc lên đường thăm chính thức Thụy Sĩ, Nga

Lam Thanh | 26/11/2021, 09:00

Tối 25.11, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng phu nhân và đoàn cấp cao Việt Nam đã rời Hà Nội, lên đường thăm chính thức Liên bang Thụy Sĩ và Liên bang Nga từ ngày 25.11 đến ngày 2.12.2021.

Chuyến thăm được thực hiện theo lời mời của Tổng thống Liên bang Thụy Sĩ Guy Parmelin và Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin. Chuyến thăm diễn ra đúng vào dịp hai nước Việt Nam - Thụy Sĩ kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (1971 - 2021). Đây cũng là chuyến thăm chính thức châu Âu đầu tiên của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trên cương vị mới.

ctn.jpg
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân - Ảnh: TTXVN

Tháp tùng Chủ tịch nước và phu nhân trong chuyến đi có Phó thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang; Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Lê Khánh Hải; Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên; Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo Nguyễn Kim Sơn; Bộ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ Huỳnh Thành Đạt.

Tham gia đoàn còn có lãnh đạo Ban Đối ngoại Trung ương, Ban Kinh tế Trung ương, Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ Tư pháp, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn, Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị Việt Nam và lãnh đạo một số tỉnh, thành phố.

Ngoài ra còn có Đại sứ Việt Nam tại Thụy Sĩ Lê Linh Lan; Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên Hợp Quốc, WTO và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva.

Chuyến thăm chính thức Thụy Sĩ và Nga của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục khẳng định đường lối đối ngoại do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13 đề ra là độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại, tiếp tục đưa các mối quan hệ song phương đi vào chiều sâu; đồng thời tạo thế đan xen lợi ích, tăng độ tin cậy; nâng tầm đối ngoại đa phương, chủ động tham gia, tích cực đóng góp, nâng cao vai trò của Việt Nam trong các thể chế đa phương.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 3: Đầu tư phát triển, xuất nhập khẩu đều ghi điểm tốt
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Trên các lĩnh vực quan trọng như xuất nhập khẩu, đầu tư phát triển, tài chính - ngân hàng - chứng khoán, tiêu dùng, thu chi ngân sách đều có sự cải thiện, thay đổi theo hướng tích cực.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc lên đường thăm chính thức Thụy Sĩ, Nga