Chủ tịch Tập Cận Bình bày tỏ quyết tâm thúc đẩy cải cách kinh tế, đồng thời cảnh báo các quốc gia khác không nên “ra lệnh” Trung Quốc.

Chủ tịch Tập Cận Bình: Không ai có thể ra lệnh cho Trung Quốc

Cẩm Bình | 18/12/2018, 16:54

Chủ tịch Tập Cận Bình bày tỏ quyết tâm thúc đẩy cải cách kinh tế, đồng thời cảnh báo các quốc gia khác không nên “ra lệnh” Trung Quốc.

Nhân dịp kỷ niệm 40 năm Trung Quốc tiến hành công cuộc cải cách - mở cửa, Chủ tịch Tập phát biểu: “Không ai ở vị thế ra lệnh cho người dân Trung Quốc nên hay không nên làm gì. Chúng ta phải cải cách những gì nên và có thể thay đổi, nhưng cũng kiên quyết không cải cách những gì không nên, không thể đổi”.

Chủ tịch Tập nhắc nhở Trung Quốc sẽ gặp nhiều rủi ro cùng thách thức, thậm chí là những chuyện “không thể tưởng tượng”. Cải cách trong thời gian tới phải phục vụ cho mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc.

Bài phát biểu của Chủ tịch Tập được đưa ra trong bối cảnh cường quốc châu Á đang phải đối đầu Mỹ, cũng như hứng chịu nhiều chỉ trích về tăng trưởng chậm lại. Giới quan sát hy vọng bài phát biểu sẽ nêu ra đường lối lẫn biện pháp cải cách có ích nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Tuy nhiên, thay vào đó, nhà lãnh đạo nước này chỉ khẳng định sự lãnh đạo và chiến lược của đảng Cộng sản Trung Quốc cho đến nay vẫn “hoàn toàn chính xác”. Ông Tập chỉ cam kết hỗ trợ khu vực kinh tế quốc doanh tiếp tục cải cách trong những lĩnh vực thích hợp mà chẳng hề nhắc đến chính sách cụ thể nào.

Cũng theo Chủ tịch Tập, cường quốc châu Á không theo đuổi bá quyền toàn cầu. Nhà lãnh đạo nhấn mạnh: “Trung Quốc đang tiến dần đến vị trí trung tâm trên vũ đài quốc tế, đã trở thành quốc gia xây dựng hòa bình, đóng góp cho phát triển cũng như bảo vệ trật tự toàn cầu”.

Bài phát biểu của ông Tập cung cấp ít thông tin về đường lối cũng như biện pháp cải cách mà Trung Quốc thực hiện trong tương lai - Ảnh: Reuters

Công cuộc cải cách - mở cửa giúp cho hàng triệu người dân Trung Quốc thoát đói nghèo, biến quốc gia này thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Nhưng phát triển “nóng” cũng đem lại không ít hệ quả như phân hóa giàu nghèo tăng, ô nhiễm môi trường, nợ công tăng cao.

Cẩm Bình (theo The Guardian, Reuters)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
AI chống gian lận trong thương mại điện tử thế nào?
10 giờ trước Khoa học - công nghệ
Trong bối cảnh bảo mật thông tin đe dọa trực tiếp đến quyền lợi của người dùng, trí tuệ nhân tạo (AI) nổi lên như một giải pháp đầy tiềm năng, góp phần bảo vệ người tiêu dùng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chủ tịch Tập Cận Bình: Không ai có thể ra lệnh cho Trung Quốc