Mặc dù số thu ngân sách nhà nước trên địa bàn TP.HCM tăng cao qua các năm và chiếm tỷ trọng hơn 27% tổng thu ngân sách cả nước, nhưng ngân sách thành phố được hưởng không tăng tương ứng.

Chủ tịch TP.HCM than Thành phố không được hưởng tương ứng từ tiền thu ngân sách

Phan Thị Diệu | 09/12/2019, 17:25

Mặc dù số thu ngân sách nhà nước trên địa bàn TP.HCM tăng cao qua các năm và chiếm tỷ trọng hơn 27% tổng thu ngân sách cả nước, nhưng ngân sách thành phố được hưởng không tăng tương ứng.

Ngày 9.12, tại kỳ họp thứ 17 HĐND TP.HCM khóa IX, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong đã dành nhiều thời gian phân tích vấn đề thu ngân sách nhà nước trên địa bàn TP.HCM tăng cao qua các năm.

Theo ông Phong, TP.HCM đã dành sự quan tâmđặc biệt đếnphát triểnhạ tầng đô thị, thôngqua việc tổchức thi tuyển quốc tế về ý tưởng quy hoạch định hướng phát triển Khu đô thị sáng tạo có tính tương tác cao ở khu vực phía Đông thành phố (bao gồmquận 2,quận 9 và quận Thủ Đức), đạt được kết quả tích cực.

Đặc biệt,thu ngân sách cảnăm dự kiếnđạt 412.474 tỉ đồng,tăng 3,34% so vớichỉ tiêu kế hoạch năm 2019 và tăng khoảng 9% so với thực thunăm 2018. Bình quân thu 1.620 tỉ đồng/ngày làm việc. Tuy nhiên, khoản ngân sách TP.HCMđược hưởng còn nhiều bất cập.

Cụ thể, số thu ngân sách thực tế TP.HCMđược hưởng ngày càng giảm do tỷ lệ điều tiết cho ngân sách thành phố giảm. Năm 2003 tỷ lệ điều tiết là 33% nhưng đến thời kỳ ổn định ngân sách 2017-2020,tỷ lệ nàychỉ còn 18%. Đây là thời kỳ ổn định ngân sách có tỷ lệ điều tiết giảm mạnh so với các giai đoạn trước (5%).

Chủ tịch UBND TP.HCM thông tin, năm 2019, UBND TP.HCM đã đề xuất xây dựng đề án điều chỉnh tỷ lệ phần trăm các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Việc đề xuất này rất quan trọng, bởi TP.HCM là địa phương tự đảm bảo cân đối ngân sách và tỷ lệ số thu nộp về ngân sách Trung ương cao nhất trong 63 tỉnh thành.

“Mặc dù số thu ngân sách nhà nước trên địa bàn TP.HCM tăng cao qua các năm và chiếm tỷ trọng hơn 27% tổng thu ngân sách cả nước, nhưng ngân sách thành phố được hưởng không tăng tương ứng. Tổng chi ngân sách địa phương được hưởng theo tỷ lệ điều tiết chỉ chiếm tỷ trọng hơn 4% tổng chi cả nước.

Qua nghiên cứu sự phát triển của nhiều quốc gia và các thành phố lớn trên thế giới, tỷ lệ ngân sách được giữ lại của các địa phương trên 10 triệu dân bình quân là 46,43%, thấp nhất là 33,09% (Paris). Vì vậy, TP.HCM đề nghị nghiên cứu tỷ lệ điều tiết hợp lý cho ngân sách địa phương của TP.HCM cũng như các tỉnh, thành khác. Trong đó, tăng tỷ lệ điều tiết đối với TP.HCM từng bước trong 10 năm 2020 – 2030 từ 18% lên 33% nhằm đảm bảo thành phố có đủ nguồn lực, điều kiện phát triển bền vững, giữ vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước và tiếp tục đóng góp lớn nhất cho cả nước”, ông Phong nhấn mạnh.

Trong khi đó, trả lời chất vấn về việc bảo tồn di sản, ông Phong nói rằng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP.HCM luôn quan tâm cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản, đảm bảo sự hài hòa giữa yêu cầu bảo tồn và phát triển trong xu thế hiện đại hóa.

Do vậy, trong thời gian tới, UBND TP.HCM chỉ đạo xây dựng kế hoạch cụ thể lập hồ sơ lý lịch khoa học đối với các công trình, địa điểm được đưa vào danh mục kiểm kê di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố. Đồng thời, ban hành chính sách bảo tồn phù hợp đối với từng loại công trình, địa điểm; tuyệt đối không để xảy ra tình trạng di tích bị phá bỏ, sửa chữa không đúng quy cách, bị lấn chiếm...

Đặc biệt, thành phố sẽ đẩy mạnh quảng bá hình ảnh các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh nhằm thay đổi nhận thức, tạo được sự trân trọng của cộng đồng đối với di sản văn hóa, thu hút sự tham quan, tìm hiểu của bạn bè quốc tế và đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân.

Đối với công tác bảo tồn cảnh quan kiến trúc đô thị, TP.HCM sẽ chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ phân loại biệt thự nhằm xác định, giữ gìn các biệt thự cũ cần bảo tồn (thuộc nhóm 1, nhóm 2). Song song đó là tạo điều kiện cho chủ sở hữu các biệt thự cũ không cần bảo tồn (thuộc nhóm 3) có thể tháo dỡ để xây dựng mới (nếu có nhu cầu). Xây dựng quy hoạch đô thị gắn với bảo tồn cảnh quan đô thị; có giải pháp phù hợp để bảo đảm sự hài hòa giữa bảo tồn và phát triển, giữa lợi ích kinh tế - xã hội và việc bảo tồn giá trị cảnh quan kiến trúc đô thị.

Phan Diệu
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn - Bài 2: Những giọt nước nghĩa tình
1 giờ trước Bảo vệ môi trường
Bước vào cao điểm mùa khô, vùng ĐBSCL hiện có hơn 50.000 hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt. Nguồn nước khan hiếm khiến cho bà con gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, sinh hoạt.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chủ tịch TP.HCM than Thành phố không được hưởng tương ứng từ tiền thu ngân sách