Theo ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, hiện nay nhiều quy định trong luật vẫn kiểu "ông nói gà, bà nói vịt", luật chồng lên luật, bộ lấn địa phương, Chính phủ làm thay doanh nghiệp... khi có quá nhiều quy định chồng lên nhau.

Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc: Luật có nhiều quy định kiểu 'ông nói gà, bà nói vịt'

Trí Lâm | 26/07/2016, 17:28

Theo ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, hiện nay nhiều quy định trong luật vẫn kiểu "ông nói gà, bà nói vịt", luật chồng lên luật, bộ lấn địa phương, Chính phủ làm thay doanh nghiệp... khi có quá nhiều quy định chồng lên nhau.

Sáng 26.7, bày tỏ sự thất vọng khi Chương trình xây dựng pháp luật năm 2016 – 2017 mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình ra đã không có nội dung sửa đổi các luật liên quan đến doanh nghiệp và môi trường đầu tư kinh doanh, ông Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằngviệc thực hiện các luật liên quan đến doanh nghiệp và môi trường kinh doanh hiện nay đangquá nhiều bất cập.

“Điều này cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, không đáp ứng yêu cầu hội nhập, đặc biệt là mục tiêu đưa nền kinh tế Việt Nam đứng vào top 3 về môi trường kinh doanh trong các nước ASEAN, đồng thời không có được 1 triệu doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả vào năm 2020” – ông Lộc nói.

Đại biểu quốc hội Vũ TiếnLộccho hayhiện nhiều quy định của các luật về doanh nghiệp và môi trường đầu tư kinh doanh đang trong tình trạng “ông chằng bà chuộc” về cách thức tiếp cận, chồng chéo về nội dung, thiếu tính đồng bộ và nhất quán, không tương thích, thiếu liên thông...

Dẫn ví dụ cụ thể, ông Vũ Tiến Lộc cho rằng Luật Nhà ở không thống nhất với Luật Đất đai, Luật Doanh nghiệp; rồi Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp được thiết kế theo phương án chọn bỏ, trong khi luật chuyên ngành lại làm theo cách chọn cho nên chênh nhau; Luật Đầu tư quy định bộ ngành không được ban hành điều kiện kinh doanh nhưng luật chuyên ngành lại vẫn giao việc này cho bộ ngành…

Theo ông Lộc, nhiều quy định trong luật vẫn kiểu "ông nói gà, bà nói vịt", luật chồng lên luật, bộ lấn địa phương, Chính phủ làm thay doanh nghiệp... khi có quá nhiều quy định chồng lên nhau.

Ông Lộc chia sẻ thêm, trong danh mục 267 ngành nghề kinh doanh có điều kiện vừa được quy định tại Luật Đầu tư năm 2014, cộng đồng kinh doanh đã kiến nghị và các cơ quan chức năng đã thống nhất phải bãi bỏ ít nhất 70 ngành nghề, và 10 ngành nghề khác phải được điều chỉnh cho phù hợp vì không thực sự cần thiết, không hội đủ các điều kiện theo quy định của Hiến pháp.

Theo đó, ông Vũ Tiến Lộc cho biếtcộng đồng kinh doanh đã có ý kiến vào ít nhất 50 luật và khoảng 150 điều khoản trong các luật này cần được xem xét sửa đổi để tạo hành lang thông thoáng, thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

“Hiện nay môi trường kinh doanh vẫn còn chằng chịt những ràng buộc vô lý, chi phi kinh doanh cao, cả chi phí chính thức và phi chính thức, buộc các doanh nghiệp khởi nghiệp phải sang tận Singapore để khởi nghiệp thay vì trong nước”- ông Lộc nói.

Ông Lộc bức xúc luậtkhông rõ mục tiêu quản lý và thiếu tính khả thi nhưng Chính phủ vẫn cứ phải thể chế hóa bằng các nghị định chỉ bởi vì luật đã quy định như vậy.

Đại biểu Vũ Tiến Lộc đề nghịQuốc hội cần yêu cầu Chính phủ chuẩn bị thật tốt để có thể trình ra Quốc hội một dự luật sửa nhiều luật liên quan đến doanh nghiệp và môi trường đầu tư kinh doanh.

“Với tinh thần cầu thị lắng nghe ý kiến của người dân và doanh nghiệp, đề nghịChính phủ sẵn sàng cùng các bộ ngành sẽ vượt lên “quyền anh, quyền tôi” để đẩy mạnh cải cách thể chế vì đất nước” – đại biểu Vũ Tiến Lộc nói.

Phát biểu tại hội thảo, đại biểu quốc hộiTrương Trọng Nghĩa (TP.HCM) ủng hộ những ý kiến của ông Lộc về việc ban hành một bộ luật để sửa nhiều luật liên quan khác.

Ông Trương Trọng Nghĩa cho biếtcác luật sư và chuyên gia với sự phối hợp chặt chẽ với VCCI đã tiến hành rất tốt. Nếu Luật Sửa đổi bổ sung về các điều kiện đầu tư và kinh doanh này được thông qua sẽ tạo động lực mới cho tăng trưởng kinh tế năm 2016 và tạo đà cho sự phát triển năm 2017.

Do đó, theo ông Nghĩa, cần tập trung hoàn thành sớm luật đóđể ban hành, tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp khi tới đây là gia nhập Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và các hiệp định thương mại tự do khác.

Đề cập đến vấn đề này, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho haytại phiên họp thứ 50, Ủy banThường vụ Quốc hội đã đề nghị Chính phủ từ nay tới cuối năm rà soát các luật, pháp luật liên quan tới đầu tư kinh doanh để có dự án luật đầy đủ theo quy trình của Luật Ban hành văn bản pháp luật. Sau đó, trình cơ quan thẩm tra của Quốc hội, báo cáo Ủyban Thường vụ Quốc hội.

Ông Uông Chu Lưu phát biểu, do hồ sơ chuẩn bị của Chính phủ trình lên chưa đầy đủ, nên cơ quan thường trực Quốc hội đề nghị Chính phủ bổ sung chứ không phải Thường vụ Quốc hội không đồng ý việc sửa đổi những quy định về điều kiện môi trường đầu tư, kinh doanh.

“Nếu đủ điều kiện, sẽ trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp vào cuối năm 2016” – ông Uông Chu Lưu nói.

Trí Lâm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Điểm mới của lễ trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7
34 phút trước Văn hóa
Ngày 22.11, Ban tổ chức Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7 tổ chức họp báo thông tin về lễ trao giải sẽ diễn ra vào ngày 29.11 tại Nhà hát lớn Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc: Luật có nhiều quy định kiểu 'ông nói gà, bà nói vịt'