Theo các nhà khoa học Mỹ và Singapore, có thể dùng các tế bào T đặc hiệu vi rút viêm gan B (hepatitis B virus-specific T cells), một loại tế bào miễn dịch trong cơ thể, để tấn công khối u ung thư biểu mô tế bào gan (hepatocellular carcinoma), một bệnh ung thư gan ác tính, đặc biệt phổ biến ở châu Á có liên quan đến vi rút viêm gan B (HBV).
Theo Futurity,sau khi chỉnh sửa, các tế bào T đặc hiệu vi rút viêm gan B (hepatitis B virus-specific T cells), một loại tế bào miễn dịch trong cơ thể, bắt đầu chống lại ung thư gan ác tính hoặc ung thư biểu mô tế bào gan (hepatocellular carcinoma). Nhiễm viêm gan B mạn tính là căn bệnh phổ biến ở châu Á và có thể dẫn đến sự phát triển của ung thư biểu mô tế bào gan. Các biện pháp hiện đại trong điều trị ung thư gan ác tính đòi hỏi phải can thiệp phẫu thuật, ghép gan và tiêu diệt tế bào ung thư bằng phương pháp X quang (radiologic). Uống thuốc chỉ dẫn đến cải thiện khả năng sống sót thêm.
Trong công trình nghiên cứu, các nhà khoa học Mỹ và Singapore đã chỉ ra rằng sự tích hợp thành phần gien của vi rút viêm gan B và ADN vào các tế bào ung thư có thể kích hoạt các tế bào T đặc hiệu. Sau khi phân tích quy luật của sự liên kết này, họ đã chọn, thiết kế và tạo ra các tế bào T phù hợp với từng bệnh nhân khiến các tế bào T như vậy có thể phá hủy hoàn toàn khối u.
Thinesh Lee Krishnamoorthy, đồng tác giả của một bài báo được công bố trên tạp chí Gastroenterology, cho biết các nhà khoa học đã thực hiện trên 20 lần tiêm tế bào T cho 2 bệnh nhân được ghép gan bị tái phát ung thư gan do vi rút viêm gan B (HBV). Không ai trong số họ bị các tác dụng phụ liên quan đến điều trị. Ở một người, đã quan sát thấy sự đã giảm kích thước khối u của di căn xa khi ung thư gan.
Các nhà khoa học tin chắc rằng với thực tế là 80% trường hợp ung thư gan ác tính ở châu Á có liên quan đến viêm gan B, phương pháp đề xuất có thể dẫn đến một bước đột phá lớn trong sự sống sót của bệnh nhân và cải thiện chất lượng cuộc sống của họ.
Vũ Trung Hương