Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) chưa thông qua biểu thuế bảo vệ môi trường, trong đó có đề nghị tăng thuế môi trường với xăng dầu lên kịch trần, để cho ý kiến vào kỳ họp tháng 8 tới.

Chưa thông qua dự thảo tăng thuế môi trường xăng dầu

12/07/2018, 14:17

Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) chưa thông qua biểu thuế bảo vệ môi trường, trong đó có đề nghị tăng thuế môi trường với xăng dầu lên kịch trần, để cho ý kiến vào kỳ họp tháng 8 tới.

Ảnh chỉ mang tính minh họa

Tại phiên họp thứ 25 ngày 12.7, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của UBTVQH về Biểu thuế bảo vệ môi trường. Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng đã trình bày tóm tắt tờ trình dự án nghị quyết về biểu thuế bảo vệ môi trường.

Theo đó, Bộ Tài chính đề nghị điều chỉnh mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng tăng từ 3.000 đồng/lít lên mức trần 4.000 đồng/lít, tăng 1.000 đồng/lít. Dầu diesel tăng từ 1.500 đồng/lít lên mức trần 2.000 đồng/lít, tăng 500 đồng/lít. Dầu mazut, dầu nhờn tăng từ 900 đồng/lít lên mức trần 2.000 đồng/lít, tăng 1.100 đồng/lít. Mỡ nhờn tăng từ 900 đồng/kg lên mức trần 2.000 đồng/kg, tăng 1.100 đồng/kg. Dầu hỏa tăng từ 300 đồng/lít lên mức trần 2.000 đồng/lít, tăng 1.700 đồng/lít.

Với phương án điều chỉnh mức thuế bảo vệ môi trường nêu trên sẽ tác động đến chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 7.2018 (so với tháng 6.2018) là khoảng 0,27-0,29% và sẽ tác động đến CPI bình quân năm 2018 là khoảng 0,11-0,15%.

Tuy nhiên, Bộ Tài chính cũng nói rằng việc tăng thuế bảo vệ môi trường sẽ khuyến khích sử dụng năng lượng, tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả; góp phần khuyến khích sản xuất, tiêu dùng hàng hóa thân thiện với môi trường (như xăng E5, xăng E10, dầu diesel B5, dầu diesel B10, túi ni lông thân thiện với môi trường).

Ngoài ra, việc tăng thuế bảo vệ môi trường góp phần tăng thu ngân sách khoảng 15.189,2 tỉ đồng/năm. Việc này sẽ tạo thêm nguồn thu để thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, trong đó có các nhiệm vụ chi cho bảo vệ môi trường.

Thẩm tra dự thảo nghị quyết, Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho rằng hiện CPI bình quân 6 tháng đầu năm tăng 3,29%, dần tiệm cận mức Quốc hội giao 4% và để bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, tránh tác động lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của người dân. Do đó Ủy ban Tài chính - Ngân sách kiến nghị cần cân nhắc việc tăng thuế suất thuế bảo vệ môi trường đối với xăng.

Thảo luận tại phiên họp, đã có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề tăng thuê bảo vệ môi trường đối với xăng dầu lên kịch khung. Một trong những lo ngại được nêu ra là ảnh hưởng đến mục tiêu kiểm soát lạm phát, hiệu ứng xã hội...

Sau khi nghe các ý kiến, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị UBTVQH chưa biểu quyết thông qua Nghị quyết về biểu thuế bảo vệ môi trường với các mặt hàng xăng, dầu, than đá... vì còn nhiều ý kiến băn khoăn. Nội dung này sẽ được tiếp tục thảo luận ở kỳ họp tiếp theo.

"Việc tăng thuế bảo vệ môi trường với các mặt hàng này có thể chúng ta sẽ có thêm vài nhìn tỷ đồng, nhưng chưa biết diễn biến tình hình thế nào... Lắng nghe các thảo luận, tôi biết vẫn còn nhiều ý kiến lăn tăn. Vì vậy, tôi đề nghị chúng ta thảo luận nhưng chưa biểu quyết thông qua", Chủ tịch Quốc hội đề nghị.

Trước ý kiến của bà Ngân, UBTVQH đã không biểu quyết và dự thảo Nghị quyết về biểu thuế bảo vệ môi trường và tiếp tục thảo luận ở phiên họp thứ 26 vào tháng 8 tới.

Trí Lâm

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
12 giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chưa thông qua dự thảo tăng thuế môi trường xăng dầu