Vấn đề này được Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nêu trong phiên họp thứ 4 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội diễn ra chiều 4.10.

Chúng ta đang tầm thường hóa khoa học công nghệ

Trí Lâm | 05/10/2016, 05:43

Vấn đề này được Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nêu trong phiên họp thứ 4 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội diễn ra chiều 4.10.

Công nghệ lạc hậu 2-3 thế hệ

Báo cáo do ông Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học -Công nghệ củaQuốc hội nêu đã xác định trong quan điểm chỉ đạo, khoa học công nghệ và giáo dục là quốc sách hàng đầu, có vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và lĩnh vực này cũng đã có được một số tiến triển. Tuy nhiên, giá trị sản phẩm công nghệ cao đều do khối FDI tạo ra, doanh nghiệp Việt Nam vẫn dùng công nghệ lạc hậu 2-3 thế hệ so với khu vực chứ chưa nói đến thế giới.

Đồng thời, ông Dũng cũng cho rằngchiến lược phát triển khoa học công nghệ cũng mới chỉ định hướng ưu tiên hoạt động khoa học công nghệ cho 4 vùng kinh tế trọng điểm, chưa bao quát hết các tỉnh và thành phố trong cả nước, do vậy một số địa phương còn thiếu căn cứ để thực hiện.

“Một số chỉ tiêu chiến lược chưa đạt được và khó có thể đạt được do yêu cầu đặt ra quá cao so với thực trạng và năng lực của hệ thống tổ chức khoa học và công nghệ trong nước, do hạn chế về đầu tư, tài chính và thiếu đồng bộ giữa các cơ chế, chính sách có liên quan” – ông Dũng nêu.

Ngoài ra, ở nhiều địa phương, Sở Khoa học -Công nghệ không thực sự có vai trò trong việc tham mưu về cân đối, phân bổ nguồn tài chính cho các nhiệm vụ của chiến lược nhất là ở những địa phương mà giám đốc sở không nằm trong cơ cấu của cấp ủy Đảng địa phương, mặc dù đây làcơ quan thường trực giúp lãnh đạo địa phương triển khai chiến lược” – ông Dũng nhấn mạnh.

Báo cáo của Ủy ban Khoa học - Công nghệ cũng nhận địnhcơ chế quản lý khoa học -công nghệ mặc dù đã được đổi mới, nhưng vẫn còn mang nặng tính hành chính. Chưa có những chính sách hữu hiệu tạo động lực đối với cán bộ, chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài. Chế độ tiền lương còn nhiều bất hợp lý, chưa khuyến khích cán bộ toàn tâm làm việc, nguy cơ chảy máu chất xám rất lớn.

Cùng với đó, trong quản lý hoạt động khoa học -công nghệ còn thiếu các hướng ưu tiên phù hợp, các chính sách, giải pháp mạnh mẽ để tạo đột phá trong những lĩnh vực mà Việt Nam có lợi thế. Vì vậy, chưa hình thành được các lĩnh vực mũi nhọn, đạt trình độ tiên tiến, có khả năng cạnh tranh bình đẳng với khu vực và thế giới.

Cần điều chỉnh lại cơ chế

Nói về điều này, Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đã yêu cầu cầnlý giải cụ thể vì sao công nghệ của Việt Nam lại lạc hậu 2-3 thế hệ, lý giải vì sao vẫn có những công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường. Đồng thời với đó là đánh giá cụ thểtrách nhiệm của Chính phủ,bộ, ngành, địa phương.“Phải chăng chúng ta có tình trạng tầm thường hóa khoa học công nghệ?” – ông Phùng Quốc Hiển nêu câu hỏi.

Góp ý cho báo cáo này, ông Nguyễn Văn Giàu -Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại củaQuốc hội đề nghị cần đánh giá hiệu quả của từng khu công nghệ cao và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trung tâm công nghệ cao, các viện nghiên cứu… bởi vì ngân sách đổ vào đây rất lớn. Đất đai, hạ tầng kết nối đãđược nhà nước đầu tư cực kỳ nhiều.

Phó chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ cho rằngcần xem lại cơ chế đã phù hợp chưa. Mỗi năm có bao nhiêu đề tài xin tiền ngân sách, nghiệm thu xong rồi lại để đó thì hiệu quả ở đâu? Giờ cần đánh giá lại, thay đổi cơ chế. Nếu đơn vị, cá nhân nào đócó sản phẩm, thìnhà nước sẽ mua, hoặcbán đithì tự nuôi được mìnhvà kích thích sáng tạo.

Ông Đỗ Bá Tỵ cũng nhận xétbáo cáo của Ủy ban Khoa học - Công nghệ đã thiếu sót khi không nói gì đến công nghiệp quốc phòng dù đây là lĩnh vực quan trọng. Nếu công nghiêp quốc phòng chỉ giao cho quân đội thì sẽ không hiệu quả bằng cả nước tập trung nghiên cứu.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng – An ninh VõTrọng Việt cũng nêu ý kiến về việc dư luận xã hội cho rằng các nhà khoa học, các tổ chức nhà nước tiền nhiều không làm được bao nhiêutrong khi người nông dân không có tiền, không có thầy nhưng lại sản xuất được rất nhiều thứ thiết thực.

“Điều này cũng không hẳn đúng. Bởi vì các nhà khoa học làm rất nhiều việc nhưng không được truyền thông rộng rãi, trong khi người nông dân chế được máy móc thì truyền thông đưa tin rất nhiều, gây được sự chú ý” - ông Việt nói.

Ngoài ra, ông Việt lưu ýcần khắc phục tình trạng nhập thiết bị máy móc lạc hậu và thúc đẩy “tình báo” khoa học công nghệ. Ông Việt nêu ví dụTrung Quốc phát triển nhanh về khoa học - công nghệ cũng có một phần do ăn cắp công nghệ của các nước tiên tiến.

Bà Tòng Thị Phóng, Phó chủ tịch Quốc hội nêu rằng:“Chúng ta mong muốn thì nhiều mà tiềm lực thì ít nên không với được. Năng lực tổ chức thực hiện của chúng ta có những mặt chưa tốt, chưa đồng bộ, chỉ thấy lợi trước mắt nhưng chưa tính được lâu dài”.

“Tri thức luôn phát triển như vũ bão mà chúng ta cứ tuần tự như vậy thì không ổn. Cần phải thực hiện tốt công tác tổng kết thực tiễn, nâng cao việc chịu trách nhiệm của địa phương,thậm chí nếu cần sửa luật thì phải sửa cho phù hợp” – bà Tòng Thị Phóng nói.

Trí Lâm
Bài liên quan
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Apple tăng cường hỗ trợ Việt Nam phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo
Sáng 16.4, tại trụ sở chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Giám đốc điều hành Tập đoàn Apple (Mỹ) Tim Cook đang thăm, làm việc tại Việt Nam.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kênh đào Phù Nam - Techo sẽ làm tăng tình trạng hạn mặn ở ĐBSCL
11 giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 23.4, tại TP.Cần Thơ, Ủy hội Sông Mê Kông quốc tế (MRCS) tổ chức hội nghị tham vấn về đề xuất dự án kênh đào Phù Nam - Techo (Campuchia) nhằm thông tin về dự án cũng như các phản hồi, hành động của Ủy hội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chúng ta đang tầm thường hóa khoa học công nghệ