Từ lúc đại dịch COVID-19 bùng phát ở nước ta, ngành giáo dục đào tạo (GD-ĐT) đã chuyển sang dạy học trực tuyến. Đây cũng là cơ hội cho GD-ĐT chuyển đổi số mạnh mẽ. Áp dụng phương pháp trực tuyến này, cuộc họp phụ huynh học sinh cũng thay đổi rất mới mẻ.

Chuyển đổi số nhìn từ một cuộc họp phụ huynh học sinh

Văn Kim Khanh | 25/04/2022, 05:47

Từ lúc đại dịch COVID-19 bùng phát ở nước ta, ngành giáo dục đào tạo (GD-ĐT) đã chuyển sang dạy học trực tuyến. Đây cũng là cơ hội cho GD-ĐT chuyển đổi số mạnh mẽ. Áp dụng phương pháp trực tuyến này, cuộc họp phụ huynh học sinh cũng thay đổi rất mới mẻ.

Cuối năm 2021, tôi có dự cuộc họp phụ huynh học sinh (PHHS) học kỳ 1 của lớp 7A2, trường THCS Hưng Thạnh (Q.Cái Răng, TP.Cần Thơ). Theo thông lệ, giáo viên gởi “Giấy mời” nội dung ghi ngày giờ và địa điểm họp. Đến ngày giờ PHHS đến nộp giấy mời và dự họp. Đến giờ họp, giáo viên báo cáo tình hình chung của lớp, kết quả học tập của từng em học sinh. Phụ huynh có ý kiến về học tập của con em mình. Cuối buổi giáo viên cảm ơn và chốt lại các vấn đề trong cuộc họp.

co-do-diem-phuc-dang-soan-bai-tren-may-tinh.jpg
Giáo viên soạn bài trên máy tính chuẩn bị dạy trực tuyến - Ảnh:  ĐDP

Nay thì khác, họp PHHS trực tuyến có đổi mới rất nhiều so với họp kiểu cũ. Giấy mời được giáo viên chủ nhiệm chuyển qua Zalo cho phụ huynh. Chuẩn bị cho cuộc họp, giáo viên lập phòng họp trên ứng dụng Zoom và gửi mã số phòng họp để PHHS tham gia. Đến giờ, GVCN kết nối mạng, vào phòng họp trực tuyến trên Zoom và mời PHHS tham gia cuộc họp. Một số phụ huynh do chưa quen sử dụng Zalo và kết nối Zoom với cuộc họp đã khá chật vật khi tham gia họp trực tuyến.

Bắt đầu cuộc họp, GVCN báo cáo tổng quát kết quả học tập của lớp. Giáo viên gởi kết quả học tập của từng em cho phụ huynh qua Zalo. Sau báo cáo của giáo viên, phụ huynh được mời góp ý. Một số phụ huynh nêu lên những thắc mắc về học tập của học sinh và góp ý với GVCN lớp.

Trong cuộc họp có rất nhiều câu hỏi, nhất là về việc học tập của con em. Những câu hỏi lần lượt được giáo viên chủ nhiệm giải đáp thỏa đáng. Ông Nguyễn Phúc, chủ tịch hội PHHS lớp 7A2 nhận xét: “Họp PHHS trực tuyến có nhiều thuận lợi hơn so với họp trực tiếp ở lớp như trước đây. Tuy nhiên, nếu tình hình bình thường, một năm học cũng nên có 1 lần họp phụ huynh trực tiếp để giao lưu giữa GVCN và phụ huynh”.

Cô Đỗ Diễm Phúc, giáo viên chủ nhiệm lớp 7A2 cho biết: “Họp PHHS trực tuyến rất thuận tiện trong việc thông tin với phụ huynh về điểm số của HS, truyền tải thông báo. Cuộc họp diễn ra thông qua màn hình máy tính/điện thoại nên tiết kiệm được thời gian đi lại của đôi bên, đồng thời chủ động, linh hoạt về thời gian, địa điểm họp. Tuy nhiên, không phải phụ huynh nào cũng có đầy đủ máy tính/điện thoại thông minh; hoặc một số trường hợp phụ huynh chưa rành thao tác ảnh hưởng lúc vào họp cũng như trong suốt quá trình họp. Nhiều phụ huynh muốn trao đổi thêm nhưng còn tâm lý ngại khi tiếp xúc online. Những khó khăn này thì không khó để khắc phục khi phụ huynh đã quen với cách họp online. Tóm lại, họp trực tuyến cũng có những cái hay, chủ động được thời gian cho cả phụ huynh, giáo viên”.

hop-phuynh.jpg
Họp phụ huynh học sinh trực tuyến  - Ảnh: VKK

Trao đổi với thầy hiệu trưởng trường THCS trên địa bàn quận Cái Răng (TP.Cần Thơ) về những khó khăn, thuận lợi khi họp PHHS trực tuyến và dạy học trực tuyến. Thầy hiệu trưởng cho biết: “Dạy học trực tuyến hay họp PHHS trực tuyến nằm trong hoạt động của nhà trường trong lúc dịch bệnh COVID-19 xảy ra trên diện rộng. Qua áp dụng dạy và học trực tuyến, từ giáo viên cho đến học sinh có nhiều chuyển biến tích cực. Nhất là tiếp cận sâu rộng và sử dụng thành thạo công nghệ thông tin trong dạy và học. Bên cạnh cái tốt cũng có những cái chưa tốt đi kèm. Ví vụ, nếu cha mẹ nới lỏng quản lý, một số em học sinh hiện nay có thể mê các trò chơi trực tuyến...”

Thầy Huỳnh Thanh Lộc, Phó phòng Phụ trách giáo dục phổ thông - Sở GD-ĐT Cần Thơ cho biết: “Từ đầu năm học 2021-2022, trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, thành phố Cần Thơ thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 15, 16 nên học sinh không thể học trực tiếp tại trường. Với phương châm học sinh "dừng đến trường, không dừng học”, toàn ngành giáo dục, đào tạo đã nỗ lực chuyển đổi hình thức dạy học phù hợp với tình hình thực tế. Ứng dụng công nghệ thông tin triệt để trong việc tổ chức dạy học đối với cấp THCS, THPT. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học giúp học sinh được tham gia học tập không bị giới hạn về thời gian, không gian. Học sinh có thể tương tác cùng với giáo viên, bạn học trên lớp. Giáo viên có thể tổ chức dạy, hướng dẫn học sinh học tập nếu có điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin”.

Cũng theo thầy Huỳnh Thanh Lộc, lãnh đạo các trường trên địa bàn TP.Cần Thơ đã chủ động chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên chuyển đổi hình thức quản lý và dạy học từ trực tiếp sang trực tuyến thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các phần mềm dạy học (Microsoft Teams, Google Meet, Zoom, K12.Online), quản lý hồ sơ, sổ sách trực tuyến.

Không chỉ Cần Thơ, cả nước qua thời gian dịch bệnh COVID-19 vừa qua, việc tiếp cận công nghệ thông tin của giáo viên, học sinh đã có bước nhảy vọt. Bên cạnh các tiến bộ chung, vẫn còn một số điểm chưa tích cực phát sinh cần giải quyết, hoàn thiện hơn nữa kiến thức công nghệ thông tin cho  giáo viên, khắc phục tình trạng lạm dụng trò chơi trực tuyến trong học sinh.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 3: Hiến kế phát triển nghề
Để nghề sản xuất muối vượt qua khó khăn, làm tiền đề để nâng cao đời sống và có nhiều hơn những hộ khá giàu, bà con diêm dân đã mạnh dạn hiến kế để chính quyền địa phương xem xét, lựa chọn kế sách phù hợp, từng bước đưa nghề muối ở Bạc Liêu phát triển bền vững, diêm dân sống được với nghề vốn được xem là truyền thống.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chuyển đổi số nhìn từ một cuộc họp phụ huynh học sinh