Cuối năm 2022, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - khu vực 4 tổ chức hội thảo khoa học “Phát triển kinh tế số, xã hội số ở đồng bằng sông Cửu Long - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”. Trong thời đại khoa học - công nghệ, chuyển đổi số là xu hướng tất yếu trên đường phát triển của vùng, tuy nhiên đi sâu vào vấn đề có nhiều việc cần bàn.
Khoa học - công nghệ

Chuyển đổi số ở ĐBSCL - Bài 1: Xu thế tất yếu

Văn Kim Khanh 05/12/2023 16:19

Cuối năm 2022, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - khu vực 4 tổ chức hội thảo khoa học “Phát triển kinh tế số, xã hội số ở đồng bằng sông Cửu Long - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”. Trong thời đại khoa học - công nghệ, chuyển đổi số là xu hướng tất yếu trên đường phát triển của vùng, tuy nhiên đi sâu vào vấn đề có nhiều việc cần bàn.

Còn rất nhiều khó khăn, chậm chạp

Ngày 2.4.2022, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 13-NQ/TW về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Trong đó, nghị quyết đã đề ra các nguyên tắc và định hướng phát triển đối với vùng ĐBSCL là “phát triển nhanh, bền vững”, “phát triển vùng phù hợp với chiến lược phát triển bền vững, chiến lược tăng trưởng xanh quốc gia, thích ứng với biến đổi khí hậu...”, “từng bước đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng chủ yếu dựa vào sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn lực, thúc đẩy phát triển, ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”.

cds-9.jpg
Nhiều hội thảo về chuyển đổi số diễn ra thường xuyên ở ĐBSCL - Ảnh: Văn Kim Khanh

Tình hình kinh tế - xã hội của ĐBSCL vẫn còn những hạn chế, bất cập và gặp nhiều khó khăn, thách thức; phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế vốn có. Bên cạnh những thời cơ, thuận lợi, ĐBSCL đang và sẽ phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức mới, nhất là ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng và rủi ro từ việc hợp tác quản lý, khai thác, sử dụng nguồn nước sông Mê Kông.

ĐBSCL - một vùng đất trù phú, giàu tiềm năng, lợi thế nhưng phát triển chậm, chưa thịnh vượng; vùng đất mà sau nhiều năm "ngủ" đã được "đánh thức" vào những năm 80 của thế kỷ trước, nhưng chỉ mới "thức dậy" mà chưa vươn lên mạnh mẽ.

Người dân ĐBSCL phần lớn chỉ mới đủ ăn mà chưa khá giả; mặt bằng y tế, giáo dục chưa theo kịp cả nước.

ĐBSCL vùng đất màu mỡ, trù phú xưa kia đang bị khát và khô hạn do thiếu nước bởi xâm nhập mặn; độ phì nhiêu của đất bị suy giảm do thiếu phù sa bồi đắp.

Nhìn chung bên cạnh những thuận lợi, ĐBSCL vẫn còn nhiều thách thức trên đường phát triển.

cds-y-ee.jpg
Hội thảo chuyển đổi số trong ngành y tế - Ảnh: Văn Kim Khanh

Phải thúc đẩy mạnh chuyển đổi số

Hiện nay trong xu hướng chung của cả nước, ở ĐBSCL việc chuyển đổi số (CĐS) đang được đầu tư rất lớn và tiến hành mạnh mẽ. Đảng, Nhà nước và chính quyền các địa phương đều tiến hành CĐS. Doanh nghiệp trong và ngoài nước trên địa bàn vùng ĐBSCL cũng tích cực tham gia CĐS. Đổi mới, sáng tạo và ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ phát triển là xu thế chung, trong đó CĐS là vấn đề cốt yếu.

cds-1.jpg
CĐS trong nông nghiệp đang có những chuyển biến tích cực - Ảnh: Văn Kim Khanh

Tiến sĩ Lưu Thanh Đức Hải - Trưởng khoa Kinh tế, Đại học Cần Thơ cho rằng việc CĐS ở ĐBSCL là vấn đề rất lớn. Vì vậy, các tỉnh trong vùng cần phải chọn kỹ lĩnh vực đầu tư và khởi đầu. Phải tiến hành từng bước, chậm mà chắc, bởi hiện nay nếu đầu tư dàn trải, không có trọng điểm thì khó có kết quả tốt.

cds-17.jpg
Diễn giả trình bày về quản lý thông tin qua dữ liệu - Ảnh: Đ.P

CĐS là một phần của công nghệ số. Trong những năm qua, dưới sự tác động của nhiều yếu tố, công nghệ số đã có sự phát triển rất mạnh mẽ. Sự phát triển của công nghệ số đã hình thành nên hệ sinh thái công nghệ số có sự lệ thuộc và tương tác lẫn nhau, đồng thời trở thành lực lượng quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Hệ sinh thái công nghệ số chủ yếu được cấu thành bởi 7 yếu tố chính, gồm internet, mạng 5G, điện toán đám mây, phân tích dữ liệu, trí tuệ nhân tạo... Sự tích hợp và tương tác của các lĩnh vực công nghệ mới đã hình thành nên hệ sinh thái của công nghệ số, thúc đẩy xã hội loài người bước vào thời đại số. Trong xu thế hội nhập, ĐBSCL tất nhiên không thể đứng ngoài cuộc.

cds-15.jpg
Khách tham dự hội thảo về CĐS ở Cần Thơ ngày 1.12 - Ảnh: Đ.P

Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - khu vực 4, tiến sĩ Phan Công Khanh cho rằng CĐS là một lĩnh vực mới mẻ và rất quan trọng. Lĩnh vực này có nhiều vấn đề thuận lợi, khó khăn, thách thức. Hy vọng chính quyền các tỉnh ĐBSCL tiếp tục nghiên cứu, đầu tư cho CĐS để có những bước tiến mới phục vụ công cuộc phát triển ĐBSCL.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
6 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chuyển đổi số ở ĐBSCL - Bài 1: Xu thế tất yếu