Do Triều Tiên liên tục phô trương sức mạnh công nghệ hạt nhân và tên lửa, nhiều chuyên gia gợi ý Mỹ - Triều nên đạt thỏa thuận kiểm soát vũ khí thay cho mục tiêu phi hạt nhân bán đảo Triều Tiên.

Chuyên gia gợi ý Mỹ đạt đến thỏa thuận kiểm soát vũ khí với Triều Tiên

Bảo Vĩnh | 14/10/2022, 14:59

Do Triều Tiên liên tục phô trương sức mạnh công nghệ hạt nhân và tên lửa, nhiều chuyên gia gợi ý Mỹ - Triều nên đạt thỏa thuận kiểm soát vũ khí thay cho mục tiêu phi hạt nhân bán đảo Triều Tiên.

bom-b-2(1).jpg
Người Hàn Quốc xem cảnh Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo tầm ngắn sáng 14.10 - Ảnh: AP 

Theo báo Hàn Quốc Korea Times ngày 14.10, một số nhà quan sát ngoại giao nhận định một thỏa thuận kiểm soát vũ khí hạt nhân là phương án tốt, nhằm kéo giảm nguy cơ hạt nhân từ Triều Tiên ngày càng tăng

Nhưng vài chuyên gia khác không nhất trí, bởi đạt đến thỏa thuận kiểm soát vũ khí hạt nhân đồng nghĩ với việc công nhận Triều Tiên là quốc gia hạt nhân.

Mỹ đã thất bại trong việc ngăn chặn Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân

Khi ông Joe Biden trúng cử tổng thống Mỹ hồi năm 2020, đã có lo ngại ông sẽ tiếp tục thực hiện “chiến lược kiên nhẫn” đối với Triều Tiên, một chính sách của chính phủ Tổng thống Barack Obama mà ông Biden khi ấy là phó.

“Chiến lược kiên nhẫn” có nghĩa không làm việc với Bình Nhưỡng, khi Triều Tiên vẫn tiến hành phát triển hạt nhân và phóng thử tên lửa đạn đạo.

Nhưng hiện nay, chiến lược này thật sự không thể buộc Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân và tên lửa. Các cơ quan tình báo Mỹ - Hàn đã nhận định Bình Nhưỡng sắp thử hạt nhân lần thứ 7.

Ông Ramon Pacheco Pardo, giáo sư khoa quan hệ đối ngoại ở King's College London (Anh) giải thích Mỹ đã thất bại trong việc giải quyết chương trình hạt nhân của Triều Tiên, kể từ thời Tổng thống Bill Clinton.

Đầu năm 1994, Triều Tiên đã tuyên bố sẽ tái xử lý các thanh nhiên liệu từ lò phản ứng hạt nhân, một bước đi sẽ giúp Bình Nhưỡng có đủ plutonium để tạo từ 5 đến 6 loại vũ khí hạt nhân. Khi ấy, chính quyền Clinton đã cân nhắc nhiều phản ứng khác nhau, gồm cả phương án tấn công cơ sở Yongbyon. Nhưng cuối cùng Nhà Trắng chọn cách đàm phán với Bình Nhưỡng.

Tháng 10.1994, Mỹ - Triều đạt đến thỏa thuận khung, với nội dung Bình Nhưỡng nhất trí đóng băng và cuối cùng sẽ dỡ bỏ các lò phản ứng hạt nhân, đổi lại là bình thường hóa quan hệ với Mỹ. Triều Tiên cũng sẽ nhận dầu và được hỗ trợ xây dựng các nhà máy điện sử dụng lò phản ứng nước nhẹ (nhằm đảm bảo nhiêu liệu không thể bị sử dụng cho chế tạo vũ khí hạt nhân).

Ông Pacheco Pardo nói: “Sau khi được ký năm 1994, Thỏa thuận khung không được tuân thủ. Tôi nghĩ đã quá muộn để chính quyền Biden có thể làm được gì về chương trình hạt nhân của Triều Tiên”.

Vị giáo sư cho rằng “vì thế, nên nghĩ đến việc hướng đến chính sách kiểm soát vũ khí hạt nhân mà theo tôi thì lẽ ra phải có chính sách này từ năm 2006, khi Triều Tiên đã thử một phương tiện hạt nhân. Khi ấy, Triều Tiên không được khuyến khích thật sự để từ bỏ chương trình hạt nhân. Ngày nay cũng thế. Vì thế, tôi cho rằng Mỹ và cộng đồng quốc tế nói chung đã lãng phí nhiều năm trong việc chạy theo một mục tiêu không thể nào đạt đến được”.

Ông Bruce Bennett, một nhà phân tích quốc phòng cấp cao ở tổ chức nghiên cứu RAND Corporation (Mỹ) cũng có quan điểm tương tự. Ông nói chính quyền Biden không thể giải giáp chương trình hạt nhân của Triều Tiên, thậm chí không thể đạt đến việc đóng băng một phần hoặc đóng băng hoàn toàn kho vũ khí hạt nhân của nhà lãnh đạo Kim Jong-un.

“Chính phủ Biden đã cho phép xảy ra những vụ thử tên lửa đạn đạo nghiêm túc nhất, dù chúng không phải là tên lửa hạt nhân nhưng liên quan đến vũ khí hạt nhân, và đã không làm già để ngăn chặn chương trình này. Họ cũng không phản ứng hiệu quả đối với việc Triều Tiên ngày càng tăng đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân cũng như vừa tuyên bố học thuyết hạt nhân mới”, ông Bennett nói.

Nhà phân tích cũng lưu ý hiện nay chính quyền Mỹ chủ trương đối phó Trung Quốc và hành động của Nga ở Ukraine, nên việc thiếu chú ý đến vấn đề Triều Tiên có thể sẽ tác động xấu đến quan hệ đồng minh Mỹ - Hàn.

Ông Bennett nhấn mạnh: “Trừ phi họ có được một giải pháp tích cực đối với Triều Tiên, việc cho họ thêm thời gian sẽ không hạ giảm được mối đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên, cũng như sẽ không thể ngăn chặn được ông Kim Jong-un tiếp tục các nỗ lực đối phó khả năng đánh chặn của Mỹ và phá bỏ quan hệ đồng minh Mỹ - Hàn. Quan hệ này hiện đang mạnh, nhưng các vết nứt đang phát triển”.

Khó có thể đạt đến một thỏa thuận kiểm soát vũ khí của Bình Nhưỡng

Một thỏa thuận kiểm soát vũ khí nhằm kéo giảm chương trình hạt nhân của Triều Tiên và tránh để Bình Nhưỡng sử dụng kho vũ khí hạt nhân hiện có. Nhưng có sự lo ngại rằng nếu Mỹ - Triều đạt đến thỏa thuận này, thì có nghĩa công nhận Triều Tiên là một quốc gia hạt nhân, điều mà Bình Nhưỡng đang tìm kiếm.

Nhà nghiên cứu cấp cao Robert Manning của Trung tâm Stimpson (Mỹ) phát biểu: “Dù cho Mỹ và các đồng minh đã liên tục kêu gọi giải giáp hạt nhân, họ đều nhận ra ông Kim Jong-un sẽ không từ bỏ kho vũ khí hạt nhân của ông ấy”, và nói thêm rằng ít có khả năng Bình Nhưỡng sẽ đồng ý làm việc với Mỹ - Hàn.

Ông nói rất khó đạt đến một thỏa thuận kiểm soát vũ khí, do lịch sử: “Mục tiêu của ông Kim Jong-un là Triều Tiên được công nhận là một quốc gia hạt nhân, như Israel hoặc Pakistan. Tôi nghi ngờ khả năng Triều Tiên quan tâm đến thỏa thuận kiểm soát vũ khí, hoặc một mức trần hoặc đóng băng kho vũ khí hật nhân và tên lửa của họ”.

Nhà nghiên cứu còn thắc mắc liệu các nước liên quan có sẵn sàng công nhận Triều Tiên là một quốc gia hạt nhân không, bất chấp những hệ lụy cho Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) cũng như nguy cơ bùng phát dây chuyền phát triển hạt nhân ở khu vực Đông Bắc Á.

Ông Manning nói: “Dù đáng để thăm dò, khó thể đạt đến một thỏa thuận đáng tin cậy. Tại sao? Chuỗi thỏa thuận thất bại giải thích được điều đó. Thỏa thuận khung năm 1994 và Tuyên bố thỏa thuận năm 2005 sụp đổ vì những vấn đề liên quan đến sự minh bạch. Triều Tiên từ chối một tuyên bố toàn diện qua đó xác định vũ khí hạt nhân của họ như thế nào và đặt ở đâu. Nếu chúng ta không biết họ có bao nhiêu vũ khí thì làm sao bảo đảm chương trình này đã đóng băng hoàn toàn?”.

Vị chuyên gia còn khẳng định Triều Tiên không chấp thuận đoàn thanh sát của Cơ quan Năng lượng hạt nhân quốc tế (IAEA) đến Triều Tiên kiểm tra, giám sát toàn diện chương trình hạt nhân của họ. “Nếu chúng ta không thể xác minh thì làm sao có thể bảo đảm một mức trần và đóng băng?”, ông nói.

Ông Manning cho rằng để giải quyết vấn đề thì phải đưa ra những điều kiện tiên quyết: “Bất kỳ cuộc đàm phán kiểm soát vũ khí nào cũng cần một sự khai báo đầy đủ về kho vũ khí hạt nhân của họ, và một cam kết cho phép IAEA kiểm tra, giám sát thích đáng. Nếu Bình Nhưỡng đồng ý thì các cuộc đàm phán hạt nhân có cơ hội trở nên tin cậy”.

bom-b.jpg
Chiến dấu cơ của không quân Mỹ thả bom B61-12 có sức xuyên phá cơ sở ngầm dưới đất - Ảnh: Aviationist

Mỹ có nên tái triển khai vụ khí hạt nhân chiến thuật ở bán đảo Triều Tiên?

Nhà phân tích Bennett nói Mỹ có thể phạm một trong những sai lầm nghiêm trọng nhất, đó là “khen thưởng” hành vi khiêu khích của Triều Tiên nếu công nhận nước này là một quốc gia hạt nhân.

Tuy nhiên, ông cho biết vẫn có cơ hội đạt được tiến bộ với Triều Tiên bằng cách thực hiện cách tiếp cận gia tăng mối đe dọa vũ khí hạt nhân của Triều Tiên, đồng thời loại bỏ việc sử dụng cách tiếp cận “mơ hồ chiến lược” trong các bước răn đe của Mỹ.

Ông Bennett nói: “Mỹ nên dọa trừng phạt Triều Tiên một cách cụ thể, nếu Bình Nhưỡng tiếp tục phóng thử tên lửa hoặc tái khởi động việc thử hạt nhân. Các lệnh trừng phạt phải tác động đến cá nhân ông Kim Jong-un vì ông ấy có quyền quyết định và thật sự không quan tâm đến sự trừng phạt nguồn nhân sự mà ông ấy dùng vào việc phát triển vũ khí hạt nhân”.

Chuyên gia này còn thêm rằng “Mỹ cần có một chiến lược trừng phạt leo thang, để phản ứng thích đáng tùy theo cấp độ đe dọa của Triều Tiên. Trên hết, các lệnh trừng phạt leo thang này phải dọa được chính ông Kim Jong-un phải trả giá nghiêm trọng nếu ông ấy leo thang đe dọa sau những trừng phạt của Mỹ”.

Theo ông Bennett, ví dụ Bình Nhưỡng tiếp tục sản xuất vũ khí hạt nhân, Mỹ có thể đe dọa Triều Tiên bằng kế hoạch tái triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật ở bán đảo Triều Tiên. Số vũ khí này từng được di dời khỏi Hàn Quốc hồi năm 1991.

Nhà phân tích còn nói Mỹ có thể tái triển khai loại bom trọng lực hạt nhân B61-12 có khả năng phá hủy các cơ sở ngầm dướt đất, nơi Bình Nhưỡng có thể cất giấu vũ khí.

Ông khẳng định bom B61 là vũ khí hạt nhân chiến thuật duy nhất của Mỹ, và “mục tiêu là cho ông Kim biết một gói gồm cây gậy và củ cà rốt để dần dần giải quyết mối đe dọa từ Triều Tiên”.

Theo Korea Times
Copy Link
Bài liên quan
Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo qua Nhật Bản
Ngày 4.10, Triều Tiên phóng một tên lửa đạn đạo qua lãnh thổ Nhật Bản lần đầu tiên sau 5 năm. Đây là vụ phóng tên lửa thứ 5 của Bình Nhưỡng chỉ trong vòng 10 ngày.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 2: Các lĩnh vực đều tăng tốc, bứt phá
Sản xuất nông-lâm nghiệp và thủy sản năm 2023 và quý 1/2024 tiếp tục là một trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế với kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng cao, chăn nuôi phát triển ổn định, nuôi trồng thủy sản phát triển khá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chuyên gia gợi ý Mỹ đạt đến thỏa thuận kiểm soát vũ khí với Triều Tiên