Cách đây hàng ngàn năm, trong thời cổ đại, tình yêu đồng tính từng được xem là một việc rất bình thường và phổ biến, nhất là trong tầng lớp thượng lưu.
Dưới thời La Mã cổ đại, tình yêu đồng tính là việc hoàn toàn bình thường và được chấp nhận. Xã hội không cấm quý tộc quan hệ tình dục với nam nô lệ. Chính vì thế, quý tộc La Mã thậm chí còn mua nam nô lệ về để phục vụ nhu cầu tình dục mặc dù họ đang có vợ con. Nhiều quý tộc và hoàng đế La Mã cũng không phải là ngoại lệ. Danh tướng Julius Caesar và hoàng đế Elagabalus chính là 2 ví dụ điển hình nhất.
|
Julius Caesar |
Trong xã hội Hy Lạp cổ đại, tình yêu lãng mạn và sự thu hút tình dục đồng tính được xem như một vấn đề của khẩu vị và sự ưa thích chứ không phải là đạo đức. Mặc dù vậy, điều quan trọng nhất chính là địa vị trong xã hội bởi vì nó sẽ được dùng để phân biệt vị trí chủ động hay thụ động trong quan hệ đồng tính nam.
Chỉ có những người đàn ông trưởng thành, tự do là có đầy đủ địa vị trong xã hội, nên việc quan hệ với phụ nữ hoặc nô lệ nam không phải là vấn đề.
Sự khác biệt lớn nhất trong quan hệ đồng tính của người Hy Lạp cổ đại là giữa người chủ động thâm nhập vào người thụ động hoặc bị thâm nhập. Vị trí thụ động chỉ dành cho giới thấp kém như phụ nữ, nô lệ, hoặc đồng tính nam chưa được xem là công dân. Thuật ngữ dành cho vị trí bị động bao gồm "muliebria pati" ("sẵn lòng bị đối xử như đối với phụ nữ") và "aselgainein" (“tự làm mất trinh tiết”). Vị trí chủ động trong xã hội Hy Lạp cổ đại là "hubrizei" (“sử dụng sức mạnh trên người khác").
Tuy nhiên, quan hệ tình dục giữa những người ngang hàng nhau là một vấn đề khá nghiêm trọng. Nếu hai công dân có hành vi quan hệ tình dục với nhau, người trong vai vế thụ động sẽ không được tôn trọng. Phụ nữ và nô lệ không có được sự kính trọng nên không lo lắng, còn công dân nam đã từng vào vai thụ động khi còn trẻ thì sẽ bị mất đi sự kính trọng. Trên thực tế, đàn ông đã từng có quan hệ với một bạn tình quý tộc thường được tôn vinh - nhưng ông ta phải giữ vai trò chủ động (cho dù với đàn ông hay phụ nữ) khi đã trở thành một người trưởng thành.
Khoảng năm 375 trước Công nguyên, người Hy Lạp ở Thebes đã tạo ra một đột phá văn hóa lớn bằng cách kết hợp 2 hoạt động ưa thích của nam giới: tình dục và giao chiến.
Vốn nổi tiếng về việc cởi mở với quan hệ đồng tính luyến ái nam, Thebes đã thành lập một đội quân thiện chiến, quy tụ 300 người đàn ông đồng tính. Theo nhiều tài liệu ghi chép lại, 300 chiến binh này được tuyển chọn từ những thanh niên trẻ tuổi, trai tráng trong nước. Ngoài việc sở hữu khả năng đánh giáp lá cà thiện nghệ, họ còn được học cách cưỡi ngựa và khiêu vũ. Yếu tố bền bỉ và dẻo dai được đề cao trong luyện tập.
Những chiến binh này còn có mối quan hệ "đặc biệt". Họ là "bạn tình" của nhau, mang lời thề sẵn sàng chết vì “một nửa” còn lại. Họ có thể sẵn sàng chết trước mặt hàng vạn người, nhưng không bao giờ chịu bỏ rơi “người yêu” của mình trong tình cảnh nguy hiểm. Trong các trận chiến, những chiến binh luôn nỗ lực hết sức trước mắt “người yêu” của mình. Họ coi việc giết địch làm “phần thưởng” dành tặng cho “nửa kia”.
Người Thebes gọi họ là “đội quân thần thánh”. Trong nhiều thập kỷ, những chiến binh đồng tính này, dưới sự chỉ huy của các tướng lĩnh tài năng, khôn ngoan và cũng là người đồng tính giống họ, đã hất cẳng các đội quân lừng danh “bất khả chiến bại” của người Sparta.
Nhưng cuối cùng, “đội quân thần thánh” vẫn bị giết hại dưới tay một đội quân hùng mạnh của Vua Philip xứ Macedon. Mặc dù Vua Philip giành chiến thắng trong cuộc chiến này, nhưng ông lại nhanh chóng mất mạng vì bị một người tình cũ bất mãn cũng là nam giới ám sát.
Minh Chánh (Tổng hợp)