Không phải là loài cây to nhất, cao nhất hay quý hiếm nhất thế giới, thế nhưng, cây lê callery vẫn ghi tên mình vào danh sách báu vật của nước Mỹ vì một lý do hết sức đặc biệt.

Chuyện về cây lê 'báu vật' của nước Mỹ

CafeF | 01/04/2018, 10:23

Không phải là loài cây to nhất, cao nhất hay quý hiếm nhất thế giới, thế nhưng, cây lê callery vẫn ghi tên mình vào danh sách báu vật của nước Mỹ vì một lý do hết sức đặc biệt.

Câu chuyện cổ tích thời hiện đại: Những phiến lá non vươn mình từ đống đổ nát

New York, thứ ba, ngày 11 tháng 9, năm 2001…

Đúng 8g46, một tiếng nổ chói tai vang lên! Chiếc máy bay mang số hiệu 11 của American Airlines đột nhiên đâm sầm vào toà tháp đôi Trung tâm thương mại thế giới. Chỉ trong tích tắc, hàng nghìn người đã trở thành nạn nhân của một trong những vụ khủng bố tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ.

Trong không gian bao trùm tang thương, một đội công nhân lặng lẽ bắt tay vào thu dọn đống đổ nát đầy đất đá và khói bụi. Nhìn cảnh tượng hoang tàn trước mắt, tất cả dường như đều bị nhấn chìm trong nỗi tuyệt vọng và kinh hoàng, khi không hiểu chuyện gì đã xảy ra với thành phố của mình.

Tình cờ, đội công nhân ấy phát hiện ra một cây lê callery với phần thân đã cháy thành than dưới đống gạch vụn.

Dĩ nhiên, họ không mảy may tin rằng nó có thể sống sót. Nhưng với đúng 1 cành còn có dấu hiệu của sự sống, họ vẫn gửi cây lê này đến Công viên Van Cortlandt để phục hồi dưới sự chăm sóc của Bộ phận Quản lý Công viên và Giải trí thành phố New York.

Chẳng trông mong gì nhiều, nhưng thật ngạc nhiên, vào mùa xuân năm 2002, những phiến lá non tơ đã bắt đầu mọc ra từ gốc cây lê xương xẩu này. Chính những phiến lá xanh non ấy đã thổi một làn gió mới đến khắp mọi nơi trên nước Mỹ - một làn gió mang tên niềm tin và hy vọng.

Cảm động trước hình ảnh cây lê kiên cường này, người dân Mỹ trân trọng đặt tên cho nó là Cây Sống Sót (The Survival Tree).

Sau 9 năm chăm sóc tại công viên, Cây Sống sót được đưa về trồng tại Bảo tàng và Đài tưởng niệm 11/9 Quốc Gia. Nó vươn lên mạnh mẽ ở một nơi trang nghiêm với đầy ắp những kỷ niệmđau buồn.

Đại diện của Bảo tàng chia sẻ:"Hôm nay, cây lê này đứng tại đây như một lời nhắc nhở về sức bật, vềkhát vọngsinh tồn và sự tái sinh."

Chia sẻ nỗi đau, thắp lên hy vọng

Joe Daniels - Giám đốc Bảo tàng và Đài tưởng niệm 11/9 - đã công nhận Cây sống sót trở thành biểu tượng về sức chịu đựng và sự bền bỉ của nước Mỹ.

Kể từ năm 2013, mỗi năm bảo tàng đều gửi tặng hạt giống của Cây sống sót cho 3 địa điểm là hiện trường của các vụ tấn công, xả súng hoặc thiên tai.

Đặc biệt, sau khi Pháp hứng chịu hàng loạt vụ tấn công khủng bố ngày 13.11.2015 làm 130 người thiệt mạng, ông Joe cũng đã nhanh chóng gửi đến Bộ Ngoại giao Pháp chồi non của cây lê này.

Jean-Marc Ayrault - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Pháp – đón nhận hạt giống chiết từ Cây Sống Sót

Với hạt giống từ cây trồng duy nhất sống sót trong cuộc khủng bố tương tự vào 15 năm trước, ông Joe thiết tha hy vọng điều kỳ diệu này sẽ truyền cảm hứng cho người dân nước Pháp và toàn thế giới về khát vọng sống, khát vọng sinh tồn từ trong khó khăn.

Theo Henilo

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chuyện về cây lê 'báu vật' của nước Mỹ