Vào tháng này một trăm năm trước, bồn tiểu gây tranh cãi của Marcel Duchamp được ra mắt. Theo Kelly Grovier, nó sẽ làm thay đổi nghệ thuật mãi mãi.
Vào tháng 4 năm 1917, mọi thứ đã thay đổi. Ít nhất là trong thế giới nghệ thuật. Lúc đó người nghệ sĩ Pháp huyền thoại tiên phong và người hay quấy tếu Marcel Duchamp đã sáng tác ra một sản phẩm gây tranh cãi về việc tạo ra nó và về ý nghĩa của nó mà nó sẽ làm thay đổi mãi mãi cách ta chơi nghệ thuật. Sản phẩm này là một bồn tiểu mà Duchamp lật phần lưng lên, ký tên với bút danh bí ẩn, và gọi tên nó là 'Fountain'. Như một nước đi tài tình của một bậc thầy cờ vua, sự giới thiệu của bồn tiểu Fountain với lịch sử tạo hình ảnh có tác động như sự chiếu tướng đối với tính nhạy cảm của thế giới nghệ thuật, đánh dấu sự kết thúc của một ván cờ để chuyển sang ván khác.
Việc so sánh tương đồng với cờ vua không phải là không thực tế. Cho rằng cờ vua "có tất cả vẻ đẹp của nghệ thuật và hơn thế nữa", Duchamp bị ám ảnh bởi trò chơi này. (Ám ảnh tới mức ông để mất nhiều thời gian đáng kể trong cuộc sống riêng tư và sáng tạo của mình để đeo đuổi cờ vua. Tháng 11/1927, sau nhiều năm ông dồn hết năng lực làm nghệ thuật sang cờ, người vợ mới của anh, Lydie, đã không chịu đựng nổi. Một đêm khi ông đang ngủ bà đã gắn keo bàn cờ lại. Sau đó một tháng họ đã ly dị.) Việc sáng tạo ra bồn tiểu Fountain tinh nghịch của Duchamp vào tháng này cách đây 100 năm rất phù hợp với khuynh hướng suốt đời của nghệ sĩ này đối với các trò vui đùa mang tính trí tuệ và thể hiện sự khéo léo tương tự ở đôi bàn tay mà nhà kiên tướng cờ vua này đã đánh bại các đối thủ của mình.
Để hiểu cách mà Duchamp tìm cách vượt qua thế giới nghệ thuật, chúng ta cần quay trở lại thời điểm mà tác phẩm điêu khắc thô lỗ được đưa tới để xem xét ở Hiệp hội Các Nghệ sỹ Độc lập ở New York vào mùa xuân năm 1917, trước khi triển lãm mở cửa vào ngày 10 tháng Tư. Là một thành viên sáng lập của Hiệp hội, Duchamp đã giúp tạo ra và thể hiện ý tưởng tiên phong của hệ tư tưởng của tổ chức này, bao gồm cả cam kết không bao giờ từ chối một tác phẩm do một thành viên hội đệ trình. Để kiểm tra sự chân thành và vững chắc của những nguyên tắc đó, Duchamp đã đưa bồn tiểu vào với bút danh nghệ thuật giả định là "R Mutt", biết rõ rằng tác phẩm khiêu khích này sẽ làm cho các đồng nghiệp trong Hiệp Hội phải tranh luận để tìm hướng giải quyết.
Duchamp sau đó đã xem xét diễn biến với sự thất vọng, nếu không muốn nói là ngạc nhiên, khi việc có trưng bày hay không tác phẩm này được đưa ra để bỏ phiếu (mà ông nghĩ là sự vi phạm) công khai và với đầu óc cởi mở trong Hiệp Hội. Khi bồn tiểu Fountain bị từ chối với lý do là thô bỉ về thẩm mỹ, Duchamp thấy lương tâm đột nhiên bị dồn tới cùng đường. Không còn cách thoát, ông đã từ chức.
Tuy nhiên, như vậy ông rơi vào thế bí là làm thế nào để lấy lại được hiện vật tai tiếng này mà không lộ mình chính là tác giả của nó. Thế rồi bằng cách nào đó ông đã tìm được cách tuồn được nó ra khỏi Hiệp Hội mà không ai trông thấy, không ai có thể theo dõi ông và có thể nghĩ rằng cục sứ vệ sinh cục mịch lại cần được bảo vệ. Một khi đã về tay Duchamp, nó được chuyển ngay đi tới bạn của của ông là Alfred Stieglitz, một nhiếp ảnh gia huyền thoại, để chụp ảnh, bức chân dung đen trắng mang tính biểu tượng của sản phẩm này đã nhanh chóng khắc sâu vào ý thức văn hoá.
Việc Duchamp không muốn ký tên mình vào tác phẩm, từ chối không nhận làm ra nó, và những nỗ lực vất vả của ông để tránh bị nhìn thấy khi rỡ bỏ tác phẩm, cho thấy một quyết tâm đáng kể của tác giả muốn tách khỏi tác phẩm. Sự giấu tên gian nan như vậy là bài học giúp ta thiết lập các nguyên tắc để đánh giá một trong những tác phẩm gây tranh cãi nhất trong thế kỷ qua.
Thời đại của xúc phạm
Khi ngắm nghía cái bồn tiểu Fountain thì người xem phải nghĩ lại một vật thẩm mỹ phải được hiểu như thế nào và phải gạt ra ngoài ngoài những định kiến theo tập quán về bản chất nghề nghệ thuật. Lần đầu tiên, tầm quan trọng của một tác phẩm nghệ thuật đã bị hoàn toàn tách ra khỏi vai trò của người nghệ sĩ trong việc tạo ra nó. Xét cho cùng, Duchamp đã không tự tay tạo tác phẩm điêu khắc từ đất sét. Ý nghĩa của nó là khả năng có thể lén lút đi tránh cái nhìn xoi mói và thành kiến của mắt để chiếm lĩnh trí óc trong sự hòa hợp của trí tuệ triết học. Bồn tiểu đã tuôn ra các câu hỏi hóc búa về chính bản chất của sự sáng tạo và người sáng tạo thực sự phải như thế nào.
Kể từ năm 1913, Duchamp đã trải nghiệm các khái niệm về tính độc đáo, thách thức với thế giới nghệ thuật phải chấp nhận là chính đáng cái mà ông gọi là "readymades", hoặc các vật thể thương mại hàng ngày mà ông (bằng cách đặt chúng trong một bối cảnh văn hoá mới) cho đó là các tác phẩm nghệ thuật. Trong trường hợp của bồn tiểu, Duchamp đã mua lại từ Công ty JL Mott Iron Works ở New York một bồn tiểu mới mà ông cố chối từ tác giả của nó đã được chấp nhận, giống như trước đó ông đã buộc các những người xem bức tranh của mình "Nude Descending a Staircase No 2 (1912)" điều chỉnh lại cách thức họ nhận thấy sự ngắt quãng cơ bắp của hình dạng phụ nữ khi nó uốn cong trong không gian.
Tên giả định mà ông ghi trên bồn tiểu - "R Mutt" - sau này ông thú nhận, là một sự pha trộn của tên nhà sản xuất thiết bị gốm và tên một nhân vật "vui nhộn" trong truyện tranh nổi tiếng Mutt và Jeff. Viết vào thời điểm bồn tiểu Fountain bị từ chối trong triển lãm của Hiệp hội Các Nghệ sỹ Độc lập, một người góp ý vô danh cho tạp chí Blind Man đã bảo vệ tác phẩm này (bị tấn công liên tục) làm nó được đẩy mạnh và tạo thế tiến thoái lưỡng nan lâu dài trong trí tưởng tượng của dân chúng.
"Bồn tiểu của ông Mutt không phải là xấu xa, như thế là điều vô lý, cũng như bồn tắm không xấu xa. Đó là một đồ trong nhà mà ta thường thấy ở các quầy bán đồ cấp thoát nước.
"Ông Mutt có tự tay mình chế tạo cái bồn tiểu hay không, điều đó không quan trọng. Chỉ biết ông CHỌN nó. Ông đã chọn một đồ dùng bình thường trong cuộc sống, đặt nó vào vị trí để ý nghĩa hữu ích của nó bị xóa nhòa dưới một cái tên mới và một quan điểm mới, tạo ra một ý nghĩ mới cho vật thể đó.
Vẩy nhẹ cổ tay, thế là ông Duchamp đã đã xả trôi tuột những khái niệm truyền thống về danh tính nghệ thuật theo đường ống thoát. Sự liên lụy của một nghệ sĩ được hiểu thế nào về vai trò của mình khi tạo ra các đồ vật đã thay đổi vĩnh viễn, sâu rộng và không đảo ngược được.
Nếu loại bỏ bồn tiểu Fountain khỏi bàn cờ lộn xộn của nghệ thuật hiện đại, thì người ta cũng sẽ cần phải loại bỏ biết bao các sản phẩm của các nghệ sĩ đã đi theo sự dẫn đầu không sợ hãi của Duchamp. Sự khăng khăng của Pop Art về việc xóa nhòa ranh giới phân biệt giữa vật thể văn hoá cao cấp với hàng hóa tiện nghi của đời sống hàng ngày là thừa kế trực tiếp của những khái niệm của Duchamp về readymade. Không có Fountain, không Hộp Warhol Brillo. Không có hộp Súp Campbell. Fountain của Duchamp đã trở thành thước đo sự xúc phạm quá đáng nhân danh chất lượng thẩm mỹ. Kho chứa tưởng tượng về chất thải của cơ thể, tiềm năng của Fountain như là một thùng đựng cho cú sốc có thể nói đã được tràn đầy và hoàn thành 70 năm sau bởi bức ảnh tục tĩu của nghệ sĩ Hoa Kỳ Andres Serrano về một thánh giá bị chôn vùi trong trong nước tiểu, một tác phẩm gây ra giận dữ vào năm 1987.
Theo mắt của tôi, cái miệng há của cái bồn tiểu Fountain cũng báo trước tiếng cười hô hố của con các mập bằng formaldehyde của Damien Hirst (tác phẩm "The Physical Impossibility of Death in the Mind of Someone Living" 1991) cũng như tiếng cười thầm của hộp sọ nạm kim cương của ông ở tác phẩm "For the Love of God (2007)", cả ba đều cười với sự tự tin vào sức mạnh kỳ diệu của mình. Đúng vậy, bồn tiểu Fountain đã làm thay đổi trò chơi nghệ thuật mãi mãi. Mỗi thứ được gọi là 'vật thể tìm thấy' mà mà người ta gặp trong một cuộc triển lãm nghệ thuật đương đại, mỗi hàng gạch lộn xộn chúng ta đi qua trong một phòng trưng bày, hoặc chiếc giường bị xới lộn làm chúng ta đặt câu hỏi về mối quan hệ giữa khái niệm và thực thi, thủ công và tinh xảo, đều bắt nguồn từ sự táo bạo của Duchamp. Chữ "tôi" của nghệ sĩ bây giờ được coi là một quân cờ có thể hy sinh mà làm hỏng thế cờ, những người chiêm ngưỡng nghệ thuật đã bị buộc phải xét lại các chiến lược thẩm mỹ của họ và thực hành những cách nhìn hoàn toàn mới.
Theo
BBC Culture