Chỉ trong 24 giờ qua, TP.HCM đã phát hiện đến 667 ca dương tính với SARS-CoV-2. Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM để xuất cho “sống chung với lũ” trước dịch bệnh COVID-19 như hiện nay.

Có đến 667 ca mắc COVID-19 trong ngày, TP.HCM đề xuất “sống chung với lũ”

Hồ Quang | 25/06/2021, 17:48

Chỉ trong 24 giờ qua, TP.HCM đã phát hiện đến 667 ca dương tính với SARS-CoV-2. Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM để xuất cho “sống chung với lũ” trước dịch bệnh COVID-19 như hiện nay.

Tại cuộc họp giao ban Ban chỉ đạo TP.HCM về phòng chống dịch COVID-19 vào chiều 25.6, Sở Y tế TP.HCM cho biết, đến thời điểm này, TP.HCM có 2.594 ca mắc COVID-19, trong đó có 2.302 trường hợp nhiễm bệnh trong cộng đồng. Hiện TP còn điều trị 2.100 ca mắc COVID-19, trong đó có 31 trường hợp nặng (6 trường hợp rất nặng)  phải chạy ECMO (máy tim phổi nhân tạo).

co-den-667-ca-mac-covid-19-trong-ngay-tphcm-de-xuat-song-chung-voi-lu-hinh-anh(1).png
TP.HCM thực hiện phong tỏa khu vực có trường hợp dương tính với SARS- CoV-2- Ảnh: PV

Đặc biệt trong 24 giờ qua (từ 6 giờ ngày 24.6 đến 6 giờ ngày 25.6), TP.HCM phát hiện đến 667 ca dương tính với SARS-CoV-2. Trong số 667 ca mắc COVID-19, trong đó có 573 trường hợp (chiếm 85,7%) được xác định nằm trong các chuỗi lây nhiễm ở trong các khu cách ly, có 14 trường hợp chưa xác định được nguồn lây. Đây là lần đầu tiên trong ngày TP có ca mắc COVID-19 cao nhất từ khi xuất hiện dịch COVID-19 đến nay.

Nhận định về tình hình dịch COVID-19 đang có chiều hướng phức tạp với sự lây nhiễm của biến chủng Delta, khiến cho số người mắc tăng nhanh, BS.CK2 Nguyễn Trí Dũng – Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho biết, hiện nay các ca mắc COVID-19 có triệu chứng rất thấp so với lúc ban đầu của đợt dịch thứ 4 này.

Hiện nay, các ca bệnh không có triệu chứng chiếm đến 68%. Trong khi đó, những ngày đầu khi phát hiện chuỗi lây nhiễm COVID-19 ở nhóm truyền giáo Phục Hưng thì số ca mắc bệnh có triệu chứng là 68%. Những trường hợp có triệu chứng nặng cần hỗ trợ hô hấp chiếm 1,3% với 31 trường hợp, trong đó có 6 trường hợp chạy ECMO.

Theo ông Dũng, bệnh nhân đến bệnh viện khám bệnh thì phát hiện dương tính với SARS-CoV-2, từ ca chỉ điểm này, khi truy vết lại thì phát hiện chùm ca bệnh. Những người này gần như không có triệu chứng, nếu có triệu chứng cũng rất mơ hồ. Vì vậy, những ca chỉ điểm này nếu không đi khám bệnh thì ngành y tế sẽ bỏ qua, không biết được. Do đó công tác truy vết, điều tra dịch tễ của chúng ta luôn chậm hơn.

Ông Dũng cho rằng qua những chuỗi lây truyền của vi rút cho thấy, thông thường vi rút lây truyền qua nhiều thế hệ có 2 trạng thái. Một là vi rút đó tăng động lực, nếu biến chủng, còn nếu không biến chủng thì sẽ không có triệu chứng và động lực sẽ giảm.

“Phải chăng điều này đang xuất hiện ở TP. Hiện nay chúng ta có sự lây lan nhanh của vi rút, nhưng không có triệu chứng, rất nhẹ. Hiện vẫn tiếp tục truy vết, điều tra nhưng có lẽ chúng ta cũng phải tính đến 1 phương án là “sống chung với lũ.”, bác sĩ Dũng kiến nghị.

“Chúng ta chỉ truy vết để truy tìm những con cá mập, thay vì phải truy vết để tìm cả những con cá ốm. Chúng ta phải bảo vệ được nhóm đối tượng nguy cơ, còn những trường hợp khác chúng ta xem như “sống chung với lũ”, ông Dũng nói thêm.

Bài liên quan
Kỹ thuật giúp lúa sống chung với nắng hạn của Việt Nam được ca ngợi
Trên Bưu điện Nam Hoa, Mohammad Yunus đã có bài viết về tình hình nắng nóng đe dọa cây lúa ở Đông Nam Á, đồng thời ca ngợi các sáng kiến chống khô hạn - trong đó có sáng kiến của nông dân Việt Nam.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Dự báo sự phát triển phương tiện bay, sử dụng trí tuệ nhân tạo
3 giờ trước Nhịp đập khoa học
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu tham khảo kinh nghiệm quốc tế, dự báo sự phát triển của các phương tiện giao thông trong tương lai như phương tiện bay, việc sử dụng trí tuệ nhân tạo, các loại nhiên liệu mới…
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Có đến 667 ca mắc COVID-19 trong ngày, TP.HCM đề xuất “sống chung với lũ”