Ngày 13.3, tại TP.HCM, Đại sứ quán Nepal tại Thái Lan phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo "Tiềm năng kinh doanh và du lịch tại Nepal".

Cơ hội cho doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh tại Nepal

14/03/2019, 15:06

Ngày 13.3, tại TP.HCM, Đại sứ quán Nepal tại Thái Lan phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo "Tiềm năng kinh doanh và du lịch tại Nepal".

Quang cảnh hội thảo

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Nguyễn Thế Hưng, Phó Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh TP.HCM cho biết, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội tìm hiểu các thông tin về tiềm năng, cơ hội kinh doanh, chính sách phát triển kinh tế, đầu tư của Nepal cũng như giao lưu với đại diện đến từ Đại sứ quán Nepal tại Thái Lan kiêm nhiệm Việt Nam và Hiệp hội những người Nepal tại nước ngoài.

Theo ông Nguyễn Thế Hưng, Việt Nam và Nepal đã có mối quan hệ tốt đẹp và còn nhiều tiềm năng phát triển, nhất là trong lĩnh vực kinh tế. Kim ngạch thương mại hai nước đạt khoảng 40 triệu USD năm 2018; trong đó, Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Nepal 38 triệu USD chủ yếu lĩnh vực điện thoại, linh kiện điện tử. Ngược lại, Nepal xuất khẩu sang Việt Nam chủ yếu hàng thực phẩm.

Bên cạnh đó, Nepal đang nhập khẩu hàng may mặc, giày dép, cá từ Việt Nam và tiềm năng trong các lĩnh vực khác còn rất lớn. Các doanh nghiệp Nepal đang quan tâm hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam trong các lĩnh vực truyền thông, du lịch và xuất khẩu lao động.

Giới thiệu về các lĩnh vực đầu tư vào Nepal, Ngài Janga Bahadur Gurung, Tham tán Thương mại - Đại sứ quán Nepal tại Thái Lan cho biết, Nepal kêu gọi đầu tư 2.000 lĩnh vực kinh doanh: giao thông vận tải, nông nghiệp, du lịch, khai khoáng, giáo dục, y tế… Đồng thời, thủy điện cũng là một lĩnh vực hợp tác tiềm năng khi Nepal đang sở hữu nguồn tài nguyên nước lớn so với các nước trong khu vực.

Ngài Janga Bahadur Gurung cho biết thêm, Nepal có rất nhiều núi với phong cảnh đẹp, đồng thời có rất nhiều người Việt Nam theo đạo Phật đến thăm Nepal. Sắp tới, Nepal sẽ nhanh chóng xây dựng một sân bay quốc tế để thúc đẩy xúc tiến thương mại và du lịch. Bên cạnh đó, Chính phủ Nepal đã xây dựng Luật đầu tư 1992 sửa đổi trong năm 2019 để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và luật đặc khu kinh tế.

Chia sẻ về tiềm năng lớn của Nepal, Ngài Janga Bahadur Gurung cho rằng, Nepal có thị trường lớn 2,6 tỉ người ở Trung Quốc, Ấn Độ, và không giới hạn hạn ngạch; đồng thời, 8.000 dòng sản phẩm miễn thuế vào Trung Quốc.

Mặt khác, Nepal chưa có nhiều nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài nên cạnh tranh không cao, nhà đầu tư có thể đầu tư vốn 100% vào Nepal sau vài năm, có thể rút vốn về nước; chính sách cấp visa rất tiện lợi chỉ cần điền thông tin mẫu gửi Đại sứ quán hoặc nộp tại cửa nhập cảnh khi đặt chân đến Nepal…

Hoàng Hải

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Khu công nghiệp phát triển bền vững: Chặng đường còn xa
3 giờ trước Nhịp đập khoa học
Một khảo sát mới đây chỉ ra có tới 50% khu công nghiệp (KCN) chưa nghe đến khái niệm KCN phát triển bền vững, 77% KCN không có thông tin kiểm toán cấp doanh nghiệp (DN) về các mặt tài chính, xã hội và môi trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cơ hội cho doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh tại Nepal