Với dân số hơn 21 triệu người, tỉ lệ người bệnh suy thận mạn ở ĐBSCL chiếm khoảng 0,1%. Trong đó số người bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối phải can thiệp lọc máu ngoài thận hoặc thẩm phân phúc mạc chiếm đến hơn 5.000 người.

Có khoảng 0,1% người dân ĐBSCL bị suy thận mạn

29/11/2019, 17:59

Với dân số hơn 21 triệu người, tỉ lệ người bệnh suy thận mạn ở ĐBSCL chiếm khoảng 0,1%. Trong đó số người bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối phải can thiệp lọc máu ngoài thận hoặc thẩm phân phúc mạc chiếm đến hơn 5.000 người.

Các bác sĩ tham gia hội thảo - Ảnh: Thanh Nguyên

Đó là thông tin được đưa ra trong hội thảo khoa học kỹ thuật với chủ đề “Ghép thận - Triển vọng và tương lai cho người suy thận mạn”, được tổ chức vào ngày 29.11, tại Bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long (TP.Cần Thơ).

Hội thảo có sự tham gia của nhiều bác sĩ đầu ngành đến từ bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM). Tại hội nghị, các diễn giả đã cập nhật những kiến thức y khoa về ghép thận, các phương pháp điều trị thay thế thận và chạy thận nhân tạo hỗ trợ trong ghép thận, tạo điều kiện cho các khách mời cùng học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao tay nghề để từ đó nâng cao chất lượng điều trị cho bệnh nhân suy thận mạn.

Các diễn giả cho biết, suy thận là một căn bệnh có xu hướng ngày càng tăng cao, ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống. Ở giai đoạn nặng, bệnh nhân được chỉ định điều trị thay thế thận bằng một trong các phương pháp như: thận nhân tạo, chạy thận nhân tạo là sử dụng máy lọc thận để làm việc thay thế thận.

Máu được bơm từ cơ thể, qua màng lọc của máy lọc máu và quay trở về cơ thể. Bệnh nhân thận mạn sẽ phải chạy thận nhân tạo 3 lần mỗi tuần và cuộc sống của bệnh nhân thận mạn gắn liền với bệnh viện.

Phương pháp thứ 2 thường thấy là lọc màng bụng (thẩm phân phúc mạc). Đây là phương pháp sử dụng màng bụng của người bệnh làm màng lọc thay thế cho thận suy. Ưu điểm của phương pháp này là bệnh nhân có thể tự thay dịch lọc tại nhà.

Phương pháp thứ 3 là ghép thận, tức phẫu thuật lấy 1 quả thận còn tốt từ người cho để ghép vào cơ thể người nhận. Ghép thận là cách tốt nhất giúp bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối có cuộc sống tương đối bình thường. Người cho thận có thể sống bình thường, lâu dài với 1 quả thận. Không có bất cứ hạn chế nào, kể cả hoạt động thể lực.

Để lựa chọn phương pháp điều trị bằng ghép thận, người dân ở miền Tây thường phải đến Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện 115, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện 103 Hà Nội hoặc ra nước ngoài để được điều trị.

Bác sĩ Nguyễn Văn Hoàng - Giám đốc Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long, mong rằng, hội thảo sẽ góp phần trao đổi nâng cao hơn nữa kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng cho các bác sĩ chuyên khoa trong nỗ lực chăm sóc sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân miền Tây.

Sắp tới, 1 hoặc nhiều đơn vị ghép thận sẽ được phê duyệt thành lập tại vùng ĐBSCL để có thể giúp người bệnh suy thận được thực hiện ghép thận hiệu quả mà không còn phải di chuyển xa xôi, tốn kém.

Thanh Nguyên

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với trung tâm quốc gia về an ninh mạng Ba Lan
một giờ trước Theo dòng thời sự
Chiều tối 17.1 (giờ địa phương), trong chương trình thăm chính thức Ba Lan, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm và làm việc tại Viện Nghiên cứu quốc gia về an ninh mạng của Ba Lan (NASK) - trung tâm hàng đầu về nghiên cứu, ứng dụng và phát triển internet, chuyển đổi số, an ninh mạng và bảo mật thông tin của Ba Lan.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Có khoảng 0,1% người dân ĐBSCL bị suy thận mạn