Thống kê cho thấy, hiện nay tại các bệnh viện, nhất là các bệnh viện tuyến tỉnh, số bệnh nhân bị suy thận mạn phải chạy thận nhân tạo lên đến 70%, thậm chí có những bệnh nhân chỉ mới tuổi đôi mươi.
Bệnh nhân đã được xét nghiệm âm tính 3 lần với SARS-CoV-2 vào ngày 19.8, 21.8, 23.8 nhưng tối 25.8, bệnh nhân tử vong tại Trung tâm Y tế Hòa Vang do các biến chứng của bệnh nền nặng.
Với dân số hơn 21 triệu người, tỉ lệ người bệnh suy thận mạn ở ĐBSCL chiếm khoảng 0,1%. Trong đó số người bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối phải can thiệp lọc máu ngoài thận hoặc thẩm phân phúc mạc chiếm đến hơn 5.000 người.
Người vợ đang nằm chờ chết với căn bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối, thời gian sống chỉ tính từng ngày. Giữa lúc tưởng chừng người vợ sẽ ra đi mãi mãi, thì bất ngờ người chồng đã mang đến cho vợ một quả thận, giúp vợ “tái sinh”.
Những ngày qua, Bệnh viện đa khoa tỉnh Cà Mau tiếp nhận 1 bệnh nhân đặc biệt. Bệnh viện gặp khó khăn khi bố trí giường nằm cho bệnh nhân bởi thân hình cao 2,5 mét của anh.
Cả 2 bệnh nhân hiến thận ghép cho người thân được Bệnh viện Chợ Rẫy sử dụng rotbot để lấy thận và ghép thành công. Đây là ca lấy thận ghép bằng robot đầu tiên ở Việt Nam và Đông Nam Á.
Chiều 27.4, Bệnh viện Chợ Rẫy cho hay lần đầu tiên bệnh viện này đã đặt thành công máy tạo nhịp tim không dây, cứu được bệnh nhân mắc phải một căn bệnh tim rất nguy hiểm và bị suy thận mạn giai đoạn cuối phải lọc thận định kỳ.
Cơ quan điều tra công an tỉnh Hòa Bình đã ra quyết định khởi tố vụ án 7 bệnh nhân chạy thận bị tử vong tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình. Dù chưa có kết luận chính thức từ phía cơ quan điều tra, nhưng theo đánh giá của các chuyên gia y tế trong trường hợp này nhiều khả năng bị sai ở quy trình nào đó. Nếu như thế, những người có liên quan sẽ chịu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Bệnh nhân có đến 2 khối u ở 2 quả thận; đặc biệt khối u ở thận phải có kích thước khổng lồ, chén ép các mạch máu lớn trong ổ bụng khiến bụng to vượt mặt như mang bầu tháng cuối. Bệnh nhân đối diện với nguy cơ mất quả thận và mắc bệnh suy thận mạn.
Thời gian qua nguồn mô tạng ở Việt Nam luôn trong tình trạng khan hiếm. Để tận dụng hết nguồn tạng đáp ứng nhu cầu người cần tạng, lần đầu tiên Bệnh viện Chợ Rẫy thực hiện ca ghép thận chéo giữa 2 cặp cho và nhận thận. Đây cũng là ca ghép thận chéo đầu tiên được thực hiện tại Việt Nam.
Có một nhà báo trẻ luôn nhiệt huyết với nghề, sẵn sàng đương đầu với mọi khó khăn và đạt nhiều thành tích cao trong nhiều năm liền gắn bó cùng nghề báo… Ấy vậy mà, chỉ mới 32 tuổi đời - cái tuổi “đẹp” nhất, “sung sức” nhất trong nghề mà cây bút trẻ ấy lại phải chống chọi với căn bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối trong hoàn cảnh độc thân.