Đánh giá tình hình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) tới thời điểm hiện nay, Bộ Tài chính nhận định tiến độ diễn ra còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra.

Cổ phần hóa 'ì ạch' vì toàn doanh nghiệp lớn

tuyetnhung | 11/06/2017, 06:58

Đánh giá tình hình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) tới thời điểm hiện nay, Bộ Tài chính nhận định tiến độ diễn ra còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra.

Cổ phần hóa "ì ạch"

Báo cáo của Bộ Tài chính về kết quả cổ phần hóa DNNN từ đầu năm tới hết tháng 5.2017 cho thấy 13 doanh nghiệp đã được phê duyệt phương án cổ phần hóa có tổng giá trị thực tế là 4.157 tỉ đồng,trong đó phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp là 1.218 tỉ đồng.

Theo phương án cổ phần hóa được phê duyệt, vốn điều lệ của 13 doanh nghiệp trên là 1.563 tỉ đồng, trong đó nhà nước nắm giữ 848 tỉ đồng, bán cho nhà đầu tư chiến lược 362 tỉ đồng, bán cho người lao động 46 tỉ đồng, cho tổ chức công đoàn 11 tỉ đồng, số lượng cổ phần bán đấu giá công khai là 294 tỉ đồng.

Tuy nhiêntới nay, 13 đơn vị trên vẫn chưa đơn vị nào bán cổ phần nhà nước. Bộ Tài chính nhận định tiến độ cổ phần hóa DNNN diễn ra còn chậm và chưa đáp ứng được yêu cầu và kế hoạch đề ra.

Nguyên nhân là do đối tượng cổ phần hóa, thoái vốn trong giai đoạn này chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô lớn, phạm vi hoạt động rộng, kinh doanh đa ngành nghề, tài chính phức tạp.

Bộ Tài chính cũng cho rằng việc bàn giao các doanh nghiệp đã cổ phần hóa về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) còn chậm. Hiện nay vẫn còn 578 doanh nghiệp đã cổ phần hóa chưa đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đã kiến nghị Thủ tướng giao Bộ Công Thương khẩn trương xây dựng phương án thoái vốn tại Habeco, Sabeco theo chỉ đạo của Thủ tướng.Bộ cũng trình Thủ tướng xem xét, sớm quyết định phương án bán tiếp số cổ phần của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) còn lại tại Vinamilk.

Cẩn trọng công tác định giá

Mặc dù đạt được những kết quả ban đầu, song thực tế đang cho thấy việc cổ phần hóa DNNN đang gặp nhiều "lỗ hổng" và khó khăn, trong đó công tác định giá vốn nhà nước là một minh chứng rõ nét, bởi vì giá trị DNNN khi cổ phần hóa đã bị giảm xuống.

Tại cuộc họp chuyên đề của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ với Kiểm toán Nhà nước về công tác cơ cấu lại khối doanh nghiệp, trọng tâm là DNNN diễn ra đầu năm 2017, Kiểm toán Nhà nước cho biết, trong giai đoạn 2011-2015, cả nước đã cổ phần hóa được 499 DNNN, đạt 96% kế hoạch.

Qua kiểm toán kết quả định giá doanh nghiệp và xử lý các vấn đề về tài chính trước khi xác định giá trị doanh nghiệp tại 7 DNNN, Kiểm toán Nhà nước nhận thấy, việc định giá và xử lý các vấn đề tài chính trước khi chính thức công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa của các đơn vị còn thiếu chính xác, chưa phù hợp với quy định hiện hành và làm giảm giá trị tài sản được định giá, ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của Nhà nước.

Cơ quan này cũng chỉ ra những sai sót trong việc xác định chi phí thương hiệu, lợi thế kinh doanh, các khoản đầu tư tài chính, giá trị quyền sử dụng đất, tài sản cố định, dự án, công trình đã hoàn thành chưa quyết toán. Theo đó, đã xác định giá trị vốn nhà nước tăng thêm tại 6 doanh nghiệp theo phương pháp tài sản là 4.625,4 tỉ đồng.

Theo Kiểm toán Nhà nước, hiện nay, nhiều DNNN khi định giá tài sản của Nhà nước mới chỉ xác định theo phương pháp tài sản, tức tài sản hữu hình, mà chưa định giá thêm phương pháp dòng tiền chiết khấu, tức là tài sản vô hình. Tài sản này bao gồm: thương hiệu, giá trị tăng trưởng hàng năm... Điều này vô hình chung làm thất thoát một lượng tiền không nhỏ của Nhà nước.

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Du lịch xanh lên ngôi
6 giờ trước Văn hóa
Xu hướng du lịch xanh trong những năm gần đây ngày càng "lên ngôi", được nhiều du khách trong và ngoài nước quan tâm.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cổ phần hóa 'ì ạch' vì toàn doanh nghiệp lớn