Phó thủ tướng Vương Đình Huệ vừa ký Quyết định 2133/QĐ-TTg phê duyệt phương án cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng công ty Lương thực miền Nam.

Cổ phần hóa Tổng công ty Lương thực miền Nam: Nhà nước vẫn nắm ưu thế vốn

03/01/2018, 12:56

Phó thủ tướng Vương Đình Huệ vừa ký Quyết định 2133/QĐ-TTg phê duyệt phương án cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng công ty Lương thực miền Nam.

Hoạt động xuất khẩu gạo của Tổng công ty Lương thực miền Nam - Ảnh CafeF

Công ty mẹ - Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood II) thực hiện cổ phần hóa theo hình thức bán bớt phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp theo quy định tại điều 4 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18.7.2011 của Chính phủ, về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần.

Vốn điều lệ của VINAFOOD II là 5.000 tỉ đồng tương ứng 500 triệu cổ phần theo mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần.

Về cơ cấu vốn điều lệ, Nhà nước nắm 255 triệu cổ phần, chiếm 51% vốn điều lệ; cổ phần bán đấu giá công khai cho các nhà đầu tư thông thường 114.831.000 cổ phần, chiếm 22,97% vốn điều lệ; cổ phần bán ưu đãi cho người lao động 4.969.000 cổ phần, chiếm 0,99% vốn điều lệ; cổ phần bán cho tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp 200.000 cổ phần, chiếm 0,04% vốn điều lệ; cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược 125.000.000 cổ phần, chiếm 25% vốn điều lệ.

Cơ quan đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại Tổng công ty Lương thực miền Nam - Công ty cổ phần là Bộ NN-PT-NT.

Thủ tướng Chính phủ ủy quyền Bộ trưởng NN-PT-NT quyết định, chịu trách nhiệm về tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư chiến lược và lựa chọn nhà đầu tư chiến lược theo quy định của pháp luật, bảo đảm nhà đầu tư cam kết gắn bó lợi ích lâu dài với doanh nghiệp và thực hiện sau khi bán đấu giá cổ phần lần đầu ra.

Về phương án sắp xếp lao động, tổng số lao động tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp (14.6.2016) 2.525 người. Tổng số lao động đã nghỉ hưu và nghỉ chế độ theo quy định của Bộ luật Lao động (đến thời điểm Tổng công ty hoàn thiện phương án cổ phần hóa) là 408 người. Tổng số lao động sẽ tiếp tục chuyển sang làm việc tại công ty cổ phần là 1.908 người. Tổng số lao động không có nhu cầu sử dụng là 209 người.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ NN-PT-NT rà soát phương án sắp xếp lao động và thực hiện chế độ đối với người lao động không chuyển sang làm việc tại công ty cổ phần theo đúng chế độ nhà nước quy định. Nguồn kinh phí chi trả cho người lao động không chuyển sang làm việc tại công ty cổ phần thực hiện theo quy định hiện hành.

Hoài Phong

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
3 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cổ phần hóa Tổng công ty Lương thực miền Nam: Nhà nước vẫn nắm ưu thế vốn