Cơ sở dữ liêu (CSDL) là nguồn lực, tài nguyên quan trọng để phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.

Cơ sở dữ liệu – tài nguyên quan trọng phát triển Chính phủ điện tử

Thu Anh | 11/03/2021, 15:36

Cơ sở dữ liêu (CSDL) là nguồn lực, tài nguyên quan trọng để phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.

Theo Bộ TT-TT, phát triển Chính phủ điện tử dựa trên các nền tảng là xu thế tất yếu trên thế giới, giúp tiết kiệm lớn về thời gian và nguồn lực triển khai. Đến năm 2020, những nền tảng quan trọng nhất cho phát triển Chính phủ điện tử Việt Nam đã được hình thành và bước đầu phát huy hiệu quả.

Các nền tảng quy mô quốc gia được phát triển đồng bộ trên hầu hết các lớp trong Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, từ lớp truyền dẫn đến lớp cơ sở dữ liệu, tích hợp, chia sẻ dữ liêu và cuối cùng là lớp dịch vụ và ứng dụng.

Trong đó, phát triển Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước (Mạng TSLCD) là hạ tầng truyền dẫn căn bản để kết nối giữa các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của các cơ quan nhà nước được thông suốt, an toàn, bảo mật.

Bộ TT-TT nhận định CSDL là nguồn lực, tài nguyên quan trọng để phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số. Thời gian qua, nhiều CSDL đã được hình thành và bước đầu phát huy hiệu quả.

Đến năm 2020, một số CSDL tạo nền tảng Chính phủ điện tử đã được xây dựng. Cụ thể, CSDL về Bảo hiểm quản lý thông tin của 24 triêu hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế, bao gồm thông tin của trên 90 triệu người dân có thẻ bảo hiểm y tế. CSDL hộ tịch điện tử toàn quốc hình thành và đồng bộ tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với trên 12 triêu dữ liệu đăng ký khai sinh…

Bên cạnh đó, một số CSDL quốc gia cốt yếu khác đang được đẩy nhanh tiến độ triển khai. Điển hình như CSDL quốc gia về Dân cư - CSDL cơ bản nhất liên quan đến thông tin của người dân, giúp giảm thiểu yêu cầu giấy tờ cá nhân khi thực hiện các dịch vụ công trực tuyến mức độ cao.

Hệ thống CSDL quốc gia về Dân cư được thiết kế để kết nối, cho phép các hệ thống thông tin khác khai thác thông qua Nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liêu quốc gia. Ngày 25.2.2021, CSDL quốc gia về Dân cư được khai trương.

CSDL Đất đai quốc gia là CSDL quan trọng trong quản lý tài nguyên đất đai, cũng là nền tảng để phát triển các dịch vụ Chính phủ điện tử. Bộ Tài nguyên và Môi trường đang tập trung tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiên độ xây dưng, với mục tiêu đến tháng 7.2021 hoàn thành kết nối, chia sẻ dữ liêu đất đai theo quy đinh.

co-so-du-lieu-tai-nguyen-quan-trong-phat-trien-chinh-phu-dien-tu.jpg
Ảnh: Internet

Trung tâm kết nối

Theo Bộ TT-TT, nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liêu đóng vai trò trung tâm trong kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước. Đến hết năm 2020, hệ thống các nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liêu đã được hình thành trên quy mô quốc gia theo Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam; bao gồm Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liêu của mỗi bộ, tỉnh (LGSP) và các Nền tảng này được kết nối với nhau thông qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia.

Bộ TT-TT nhận định nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia đã được xây dưng, bước đầu phát huy hiệu quả và sẽ tiếp tục được phát triển. Nền tảng đã kết nối với tất cả các Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương, tạo thành môi trường kết nối, chia sẻ dữ liệu quy mô toàn quốc.

Nền tảng đã hỗ trợ kết nối, chia sẻ dữ liêu của 14 hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quy mô quốc gia với hơn 200 hê thống thông tin, cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương. Trong 2 năm 2019 - 2020, đã thực hiên trên 8 triệu giao dịch chính thức.

Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp bộ/tỉnh đã được phát triển nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu kết nối, chia sẻ dữ liệu trong nội bộ của bộ, tỉnh và kết nối ra bên ngoài. Cụ thể, năm 2018, 3 bộ, ngành, địa phương có LGSP, đạt tỷ lệ 3,2%; năm 2019, 4 bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, 21 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương có LGSP, đạt tỷ lê 27,17%; năm 2020, 100% các bộ, cơ quan ngang bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã có LGSP và kết nối với Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia.

 

Bài liên quan
Nền tảng ‘Make in Vietnam’ cung cấp giải pháp tổng thể phát triển Chính phủ số
Nền tảng phát triển Chính phủ số Flex Digital “Make in Vietnam” dựa trên phần mềm nguồn mở như một giải pháp toàn diện đáp ứng các yêu cầu về phát triển Chính phủ số.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
32 phút trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cơ sở dữ liệu – tài nguyên quan trọng phát triển Chính phủ điện tử