Việc chuyển đổi trái phiếu thành khoản vay hoặc tài sản khác phụ thuộc vào thỏa thuận giữa doanh nghiệp phát hành và nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu.

Có thể chuyển đổi trái phiếu thành khoản vay hoặc tài sản khác?

Tuyết Nhung | 15/12/2022, 07:19

Việc chuyển đổi trái phiếu thành khoản vay hoặc tài sản khác phụ thuộc vào thỏa thuận giữa doanh nghiệp phát hành và nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu.

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến vào dự thảo Tờ trình Chính phủ và dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 65/2022/NĐ-CP (Nghị định 65) của Chính phủ quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế.

Theo dự thảo, Bộ Tài chính đề xuất giãn thời gian thực hiện trong vòng 1 năm đối với quy định về xác định tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp tại Nghị định 65. Nghị định 65 quy định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp phải đảm bảo danh mục nắm giữ có giái trị trung bình từ 2 tỉ đồng tối thiểu trong vòng 180 ngày bằng tài sản của nhà đầu tư, không bao gồm tiền vay.

Việc hoãn thực hiện quy định tại Nghị định 65 về xác định tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp trong vòng 1 năm trong bối cảnh thanh khoản thị trường gặp khó khăn như hiện nay sẽ hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết các khó khăn trước mắt về thanh khoản và thanh toán các trái phiếu đến hạn năm 2023-2024.

Bộ Tài chính cũng đề xuất giãn thời gian thực hiện trong vòng 1 năm đối với quy định yêu cầu xếp hạng tín nhiệm bắt buộc và quy định giảm thời gian phân phối trái phiếu tại Nghị định số 65. Nghị định 65 yêu cầu hồ sơ chào bán trái phiếu của doanh nghiệp phải có kết quả xếp hạng tín nhiệm đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu nếu doanh nghiệp phát hành thuộc các trường hợp phải xếp hạng tín nhiệm từ ngày 1.1.2023.

Tuy nhiên, trong bối cảnh doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc huy động vốn phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, trong khi việc thực hiện xếp hạng tín nhiệm phải mất một khoảng thời gian nhất định và tăng thêm chi phí phát hành của doanh nghiệp. Do đó, Bộ Tài chính trình Chính phủ cho phép hoãn thực hiện quy định về yêu cầu bắt buộc xếp hạng tín nhiệm trong vòng 1 năm, sẽ thực hiện quy định này từ ngày 1.1.2024.

Về phía doanh nghiệp, để củng cố niềm tin của nhà đầu tư và tăng tính hấp dẫn của trái phiếu khi minh bạch hóa đơn tình hình tài chính, khả năng trả nợ của doanh nghiệp thông qua công bố hệ số tín nhiệm, doanh nghiệp vẫn có thể chủ động tự nguyện thực hiện xếp hạng tín nhiệm.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng trình Chính phủ hoãn việc thực hiện quy định về giảm thời gian phân phối trái phiếu tại Nghị định 65 trong vòng 1 năm. Theo đó, việc phân phối trái phiếu của từng đợt là 90 ngày. Kể từ ngày 1.1.2024, doanh nghiệp sẽ tiếp tục thực hiện theo quy định tại Nghị định 65, giảm thời gian phân phối từng đợt xuống còn 30 ngày. Quy định này được cho là phù hợp với chính sách hoãn việc xác định tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, hướng đến nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp cá nhân mua trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.

Bộ Tài chính cũng đề xuất cho phép các trái phiếu đã phát hành trước đây được kéo dài kỳ hạn của trái phiếu. Theo Bộ Tài chính, hiện nay thị trường tài chính, tiền tệ gặp khó khăn về thanh khoản, doanh nghiệp khó phát hành trái phiếu mới trong khi lại có áp lực trả nợ đối với trái phiếu đáo hạn năm 2023-2024. Vì vậy, để hỗ trợ doanh nghiệp có khả năng huy động vốn phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh và cơ cấu lại các khoản nợ, Bộ Tài chính trình Chính phủ bổ sung quy định cho phép các trái phiếu đã phát hành trước đây còn dư nợ thì được gia hạn, thời gian gia hạn tối đa là 2 năm.

Việc cho phép gia hạn sẽ giúp phân tán khối lượng trái phiếu đáo hạn đạt đỉnh vào năm 2023-2024. Theo các chuyên gia kinh tế, giai đoạn tới kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, theo đó đến giai đoạn năm 2025-2026 doanh nghiệp sẽ cơ bản giải quyết được các khó khăn về cơ cấu nợ.

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể chuyển đổi trái phiếu thành khoản vay hoặc tài sản khác. Việc chuyển đổi trái phiếu thành khoản vay hoặc tài sản khác phụ thuộc vào thỏa thuận giữa doanh nghiệp phát hành và nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu trên cơ sở cam kết, điều kiện mà doanh nghiệp phát hành đưa ra đối với từng đối tượng nhà đầu tư. Do đó, để doanh nghiệp có thể lựa chọn các phương thức khác nhau để thanh toán các khoản nợ trái phiếu đến hạn, Bộ Tài chính trình Chính phủ bổ sung quy định doanh nghiệp có thể chuyển đổi trái phiếu thành khoản vay hoặc tài sản khác để thanh toán gốc, lãi trái phiếu theo quy định của luật dân sự và pháp luật liên quan.

Bài liên quan
Lưu ý rủi ro khi chuyển đổi trái phiếu doanh nghiệp sang bất động sản
Khi tiến hành thực hiện việc chuyển đổi trái phiếu doanh nghiệp sang bất động sản, nhà đầu tư cần cẩn trọng xem xét hồ sơ pháp lý của các sản phẩm bất động sản một cách đầy đủ, minh bạch; cân nhắc đến tính thanh khoản của sản phẩm này.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
5 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Có thể chuyển đổi trái phiếu thành khoản vay hoặc tài sản khác?