Nguyễn Thục Anh (con gái của Nguyễn Văn Minh - cựu Chủ tịch Tổng công ty 3/2) bị đưa ra xét xử tội “Tham ô tài sản”.

Con gái đại gia Bình Dương mong được xem xét lại vai trò trong vụ án

Nhã Thanh | 23/08/2022, 18:59

Nguyễn Thục Anh (con gái của Nguyễn Văn Minh - cựu Chủ tịch Tổng công ty 3/2) bị đưa ra xét xử tội “Tham ô tài sản”.

Ngày 23.8, HĐXX TAND TP.Hà Nội tiếp tục xét xử sơ thẩm 28 bị cáo trong vụ án thâu tóm “đất vàng” ở Bình Dương.

“Không tiếp nhận ý chí của ba”

Trong vụ án này, bị cáo Nguyễn Thục Anh (cựu Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Phát Triển) bị Viện KSND tối cao truy tố về tội “Tham ô tài sản”.

Theo luận tội của đại diện Viện KSND TP.Hà Nội, bị cáo Nguyễn Thục Anh là đồng phạm với vai trò không đáng kể, phạm tội khi bị chi phối. Bị cáo đã chủ động khắc phục toàn bộ số tiền đã chiếm đoạt nên VKS đề nghị HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo. Từ đó, VKS đề nghị HĐXX xử phạt Nguyễn Thục Anh từ 3 – 4 năm tù theo đúng tội danh bị truy tố.

toan-canh-4-.jpg
Trong vụ án này, có 28 bị cáo bị đưa ra xét xử - Ảnh: N.A

Tự bào chữa trước tòa, bị cáo Nguyễn Thục Anh (con gái bị cáo Nguyễn Văn Minh - cựu Chủ tịch Tổng công ty Sản xuất – Xuất nhập khẩu Bình Dương – Tổng công ty 3/2) mong tòa xem xét lại vai trò của mình cũng như xác định lại số tiền bị quy kết tham ô.

Theo lời trình bày của bị cáo Thục Anh, cáo trạng quy kết bản thân “tiếp nhận ý chí” của Nguyễn Văn Minh là không đúng. Bị cáo chỉ đứng tên hộ ba mình sở hữu 51% tại Công ty Phát Triển. Bị cáo không chỉ đạo Ban giám đốc của Công ty Phát Triển.

Cuối lời, nữ bị cáo tha thiết mong HĐXX, VKS dựa trên chứng cứ xác đáng nhất, là chứng từ giao dịch ngân hàng để xác minh lại vai trò của bị cáo.

Theo cáo trạng, Nguyễn Thục Anh là Chủ tịch Công ty TNHH Phát Triển, nắm giữ 51% cổ phần; doanh nghiệp này góp vốn vào Công ty Tân Thành. Công ty Tân Thành có tổng giá trị hơn 783 tỉ đồng, tương ứng hơn 16.000 đồng/cổ phần và Nguyễn Văn Minh biết rõ điều này.

Tuy nhiên, do cần tiền giải quyết dư nợ tại Tổng công ty 3/2 nên năm 2018, bị cáo Minh chỉ đạo con gái cùng 2 người khác dùng tiền của Tổng công ty 3/2 mua lại 19% cổ phần của Công ty Tân Thành. Giá mua bán được nâng lên thành hơn 105.000 đồng/cổ phần. Qua đây, nhóm Nguyễn Văn Minh bị cáo buộc gây thiệt hại cho nhà nước hơn 815 tỉ đồng.

Đại diện VKS cáo buộc trong hành vi tham ô, Nguyễn Thục Anh trực tiếp chiếm hưởng gần 200 tỉ đồng.

Bào chữa cho bị cáo Thục Anh, luật sư Nguyễn Huy Thiệp (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội) cho rằng toàn bộ số tiền được cho là “tham ô” vẫn đang hạch toán trong tài khoản theo hệ thống tài chính. Theo luật sư Thiệp, ông Minh khi thực hiện hành vi của mình không nhằm phạm tội nên không có căn cứ thể hiện Thục Anh “tiếp nhận ý chí” của Nguyễn Văn Minh để tham ô như cáo trạng thể hiện.

Luật sư Nguyễn Huy Thiệp cũng đề nghị tòa căn cứ “tính nhân đạo, nhân văn” cũng như thành tích của bị cáo Thục Anh để tuyên miễn hình phạt cho bị cáo này.

luat-su.jpg
Các luật sư tham gia bào chữa tại phiên tòa - Ảnh: N.A

Luật sư đề nghị định giá lại thiệt hại

Trước đó, bào chữa cho bị cáo Nguyễn Văn Minh, luật sư Nguyễn Văn Hiệp (Đoàn Luật sư TP.HCM) chỉ ra rằng toàn bộ quá trình liên doanh, góp vốn, thoái vốn, tính giá của Tổng công ty 3/2 liên quan đến rất nhiều cá nhân, cơ quan. Các cơ quan hoạt động độc lập, các cá nhân không có dấu hiệu “cấu kết” nên không thể nói “Nguyễn Văn Minh là chủ mưu, tích cực thực hiện phạm tội".

Theo phân tích của luật sư, hành vi của bị cáo Minh nếu vi phạm pháp luật thì hành vi đó cũng là vô ý, không phải cố ý.

Liên quan đến việc xác định thiệt hại, theo cáo trạng, việc chuyển toàn bộ tài sản của nhà nước (khu đất 43ha và 30% vốn góp) sang tư nhân trái quy định pháp luật đã gây thất thoát cho nhà nước hơn 984 tỉ đồng.

Tuy nhiên, luật sư Hiệp cho rằng cách tính gộp như vậy để ra con số thiệt hại là chưa đúng, bởi thời điểm tháng 8.2017, Tổng công ty 3/2 chuyển 30% vốn góp của mình ở Công ty Tân Phú sang Công ty Âu Lạc. Vậy giá trị quyền sử dụng đất phải được xác định tại thời điểm tháng 8.2017, không thể lấy thời điểm tháng 12.2019 (thời điểm khởi tố vụ án) vì sau 2 năm giá đất có rất nhiều biến động… Từ đó, luật sư đề nghị HĐXX yêu cầu định giá lại thiệt hại.

toan-canh-6-.jpg
Phiên tòa dự kiến kéo dài 20 ngày - Ảnh: N.A

Doanh nghiệp chấp nhận nộp bổ sung tiền đất chênh lệch

Liên quan các bên có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, đối với khu đất 43ha, đại diện Công ty Tân Phú đề nghị được nhận lại hai giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị cơ quan điều tra thu giữ từ cuối năm 2019.

Trong trường hợp phải nộp bổ sung tiền sử dụng đất chênh lệch, công ty mong muốn được nộp đủ theo phán quyết của tòa, để được tiếp tục thực hiện các dự án.

Theo cáo buộc, Nguyễn Đại Dương (con rể của ông Nguyễn Văn Minh) đã lập Công ty Âu Lạc để ký kết với Tổng công ty 3/2 thành lập Công ty Tân Phú, thực hiện dự án 43ha đất vàng. Bằng các thủ đoạn lòng vòng, khu đất vàng đã được bán cho Công ty Kim Oanh, gây thiệt hại gần 985 tỉ đồng của Nhà nước.

Bài liên quan
Vụ 'đất vàng' ở Bình Dương: Nguyễn Đại Dương khẳng định ‘không thông đồng với bố vợ’
Bị cáo Nguyễn Đại Dương khẳng định không thông đồng với bố vợ để thâu tóm đất công.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Con gái đại gia Bình Dương mong được xem xét lại vai trò trong vụ án