Các nhà nghiên cứu mới đây cho biết có thể tồn tại nhiều hang động dung nham khổng lồ trên sao Hỏa và mặt trăng là nơi trú ẩn an toàn cho con người. Các hang động này có kích thước gấp 100 đến 1.000 lần so với kích thước hang động dung nham trên Trái đất.

Con người có thể ở trong hang động dung nham trên sao Hỏa và mặt trăng

Long Hải | 17/08/2020, 16:20

Các nhà nghiên cứu mới đây cho biết có thể tồn tại nhiều hang động dung nham khổng lồ trên sao Hỏa và mặt trăng là nơi trú ẩn an toàn cho con người. Các hang động này có kích thước gấp 100 đến 1.000 lần so với kích thước hang động dung nham trên Trái đất.

Nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí khoa học Earth-Science Reviews.Theo các nhà khoa học, hang động dung nham dưới bề mặt của mặt trăng và sao Hỏa đủ lớn để làm căn cứ liên hành tinh khi con người khám phá về vũ trụ.

Các hang động tạo ra từ dung nham núi lửa trên Trái đất có kích thước khoảng 30 m. Trong môi trường trọng lực yếu hơn trên sao Hỏa, có bằng chứng cho thấy các hangdung nham có thể rộng 250 m. Trên mặt trăng, hang động kiểu này có thể rộng vài km và sâuhàng trăm km.

Nhà khoa học Franceso Sauro, tác giả chính của nghiên cứu cho biết: “Các hang động dung nham là nơi lý tưởng để che chắn bức xạ vũ trụ và vi thiên thạch (micrometeorite) gây hại, cung cấp môi trường sống an toàn cho con người khi thực hiện các nhiệm vụ trong tương lai.Các cơ quan vũ trụ hiện đang quan tâm đến các hang động ngoài hành tinh này vì chúng có thể là bước đầu tiên để hướng tới việc khám phá bề mặt mặt trăng và tìm kiếm sự sống (quá khứ hoặc hiện tại) trên bề mặt sao Hỏa”.

Để đưa ra nhận định này, Sauro và các nhà nghiên cứu khác đã xem xét các hang động dung nham ở nhiều vùng khác nhau trên Trái đất như Hawaii, quần đảo Canary, quần đảo Galapagos, Australia và Iceland.

“Chúng tôi đo kích thước và thu thập hình thái của các hang động dung nham trên mặt trăng và sao Hỏa, sử dụng mô hình địa hình kỹ thuật số (DTM) thu được thông qua hình ảnh lập thể vệ tinh và đo độ cao bằng laser được thực hiện bởi các tàu thăm dò liên hành tinh. Sau đó, chúng tôi so sánh những dữ liệu này với các nghiên cứu địa hình về các hang động dung nham tương tự trên bề mặt Trái đất ở Lanzarote và Galapagos”, ông Riccardo Pozzobon, đồng tác giả nghiên cứu tại Đại học Padova (Italy) cho biết.

Các nhà khoa học cho rằng có khả năng trọng lực thấp hơn trên mặt trăng và sao Hỏa đã tác động đến hoạt động sớm của núi lửa hàng tỉ năm trước. Điều này có thể giải thích tại sao các hang động dung nham này lớn hơn đáng kể so với hang trên Trái đất.

“Với kích thước của chúng, các hangnày có thể là một mục tiêu đặc biệt cho việc thăm dò dưới bề mặt và việcđịnh cư tiềm năng với môi trường rộng lớn ổn định”, Pozzobon nói thêm.

Đây không phải là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu đề xuất các cấu trúc ngầm trên mặt trăng như một nơi có thể có sự sống. Vào năm 2017, Cơ quan Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) đã phát hiện ra một hang động khổng lồ dưới bề mặt mặt trăng, nơi được mô tả là một khám phá “rất quan trọng" do giá trị của nó đối với cả khoa học và sự mở rộng phạm vi của con người vào không gian.

Hình ảnh từ tàu vũ trụ MROcho thấy một hang động dung nham gần sườn phía nam của núi lửa Arsia Mons, gần xích đạo của sao Hỏa - Ảnh: NASA

NASA đang chuẩn bị cho sự trở lại mặt trăng vào năm 2024 thông qua dự án Artemis, kế thừa dự án Apollo. NASA đã lần đầu tiên đưa người lên mặt trăng qua chương trình Apollo với tổng cộng 6 tàu Apollo cùng 12 nhà du hành vũ trụ từ năm 1969 đến 1972.

Các nhà nghiên cứu cũng tiếp tục tìm hiểu về quá khứ của sao Hỏa. Một nghiên cứu được công bố vào tháng 3 cho thấyhành tinh đỏ có hai hồ chứa nước cổ xưa từng chảy sâu bên dưới bề mặt hành tinh.

Vào tháng 5, các nhà khoa học đãphát hiện ra các phân tử hữu cơ 4 tỉ năm tuổi có chứa nitơ trong một thiên thạch sao Hỏa. Điều này cho thấy rằng trong quá khứ hành tinh đỏ có thể có màu “xanh lam” với nước bao phủ bề mặt hành tinh.

Vào tháng 6, các nhà nghiên cứu cho rằng trong quá khứ sao Hỏa từng có vành đai vật chất bao quanh dựa vào Deimos -một trong hai mặt trăng của hành tinh đỏ. Deimos quay quanh sao Hỏa với góc nghiêng không lớn so với mặt phẳng xích đạo hành tinh. Theo các nhà khoa học, góc nghiêng này có thể là kết quả của tác động hấp dẫn từ vành đai vật chất.

Long Hải (theo Fox News)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn – Bài 4: Giải pháp bền vững
4 giờ trước Bảo vệ môi trường
Để ứng phó với tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt trong mùa khô, nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL đã đưa ra nhiều giải pháp. Tuy nhiên, để thực hiện đồng bộ, hiệu quả, các địa phương cần nguồn vốn đầu tư lớn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Con người có thể ở trong hang động dung nham trên sao Hỏa và mặt trăng