Lãng phí thực phẩm hiện nay đang là một vấn đề kinh tế lớn. Trên thế giới hàng năm có khoảng 1,3 tỷ tấn lương thực bị lãng phí. Để khắc phục vấn đề này, các quốc gia nên đảm bảo lượng thức ăn thừa có thể trao tới những người nghèo đói thay vì vứt đi.
Cuộc họp của các nước G20 diễn ra hai ngày ở Istanbul đã tập trung vào vấn đề an ninh lương thực và dinh dưỡng, bao gồm các tác động của biến đổi khí hậu. Giảm lượng thức ăn bị lãng phí sẽ cải thiện an ninh lương thực, Bộ trưởng Nông nghiệp từ các nước cho biết.
“Chúng ta cần chú ý tới việc lãng phí thực phẩm và các chất thải. Hậu quả tiêu cực của chúng đối với an ninh lương thực, dinh dưỡng, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Chúng tôi nhấn mạnh đây là một vấn đề toàn cầu có ý nghĩa kinh tế, môi trường và xã hội rất lớn”, các Bộ trưởng nói thêm.
Một bản báo cáo trong cuộc họp chỉ ra rằng, có khoảng 1,3 tỷ tấn lương thực toàn cầu bị lãng phí mỗi năm (tương đương với khoảng 30% sản lượng lương thực), Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) cho biết.
Các cơ quan của Liên Hợp Quốc cho biết, việc trao thức ăn cho những người nghèo khó trên thế giới có thể cứu giúp 800 triệu người đói.
Ở các nước đang phát triển, thực phẩm lãng phí là do bảo quản không đúng hoặc do quá trình vận chuyển.
Trong thế giới phát triển, điều quan trọng nhất là đảm bảo cho mọi người hiểu rõ khi thực phẩm không còn tốt nữa, chúng ta phải làm gì để có thể tránh lãng phí. Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ, Tom Vilsack cho biết trong một bài phỏng vấn với Reuters.
Lãng phí lương thực hiện đang được thấy rõ ở khắp nơi, đặc biệt là tại các bãi rác ở Mỹ và tại một nhà sản xuất lớn khí methane, ông Vilsack cho biết.
Để chống lại các vấn đề về lãng phí thực phẩm, các nước cần ước lượng tốt hơn về lượng thức ăn họ lãng phí.
Tuyết Nhung (Theo Reuters)