British Guiana 1c Magenta được ví như “nàng Mona Lisa của thế giới tem” đã được Stanley Gibbons, một công ty chuyên buôn bán tem bưu chính mua lại với giá 8,3 triệu USD trong phiên đấu giá vào tháng trước.

Con tem đắt giá nhất thế giới quay về Anh sau 143 năm

Đan Thuỳ | 16/07/2021, 11:53

British Guiana 1c Magenta được ví như “nàng Mona Lisa của thế giới tem” đã được Stanley Gibbons, một công ty chuyên buôn bán tem bưu chính mua lại với giá 8,3 triệu USD trong phiên đấu giá vào tháng trước.

Trong gần một thế kỷ rưỡi trôi qua, con tem này đã được lưu giữ trong các bộ sưu tập ở nước ngoài nhưng giờ nó sẽ được trưng bày tại công ty Stanley Gibbons ở trung tâm London (Anh). Công ty này cho biết tính theo gram, con tem được cho là vật phẩm được sản xuất có giá trị nhất trên thế giới, gấp khoảng 2,5 triệu lần so với vàng 24 carat.

Việc đưa con tem British Guiana 1c Magenta về Anh sẽ được thắt chặt an ninh. Nó sẽ được vận chuyển bằng một xe tải bọc thép trước khi được đưa đến phòng trưng bày.

Con tem hình bát giác, được in hình một con tàu buồm ba cột với khẩu hiệu “Damus Petimus Que Vicissim” (Chúng tôi cho đi và mong đợi được đền đáp lại) trên nền giấy đỏ tươi có kích thước 29 x 26mm.

anh-chup-man-hinh-2021-07-16-luc-11.30.13.png

Graham Shircore, Giám đốc điều hành của Stanley Gibbons cho biết: “British Guiana 1c Magenta thực sự là "chén thánh" của thời đại. Nó thực sự có một không hai và chúng tôi rất vui mừng được đưa nó trở lại đất Anh, nơi chúng tôi sẽ bảo toàn nó thật cẩn thận”.

British Guiana 1c Magenta được phát hành năm 1856 tại xứ Guiana thuộc Anh, nay là nước Cộng hòa Hợp tác Guyana độc lập. Nó có giá trị 1 xu. Ở thời kỳ đó tem là một xu hướng được dùng để gửi báo, do đó chúng thường bị vứt đi.

Năm 1873, một cậu bé 12 tuổi tìm thấy con tem này trong tờ báo của người chú. Cậu bé nghĩ rằng con tem này có giá trị và bán chúng với giá 6 shilling (đơn vị tiền tệ cũ, có giá trị bằng 1/20 bảng Anh).

Sau đó, con tem trải qua 12 đời chủ sở hữu gồm chính phủ Pháp và John du Pont, nhà từ thiện đã giết chết nhà vô địch Olympic David Schultz. Câu chuyện này cũng là chủ đề cho bộ phim Foxchatcher năm 2014.

Kể từ năm 1987, mỗi chủ sở hữu đã được đánh dấu ở mặt sau của con tem, bắt đầu từ chủ sở hữu đầu tiên là nhà sưu tập tem nổi tiếng Philipp von Ferrary.

_119415663_hi067834020.jpeg

Con tem hiếm có nhất thế giới trước đây được trưng bày tại Bảo tàng Tem Quốc gia Smithsonian ở thủ đô Washington (Mỹ) dưới dạng cho mượn từ chủ cũ của nó là nhà thiết kế giày người Mỹ Stuart Weitzman.

Trong cả bốn lần được đem đấu giá trước đây, British Guiana 1c  Magenta đều lập kỷ lục con tem đắt giá nhất thế giới. Lần gần đây nhất là năm 2014, khi Weitzman mua nó với giá 9,48 triệu USD.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
5 giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Con tem đắt giá nhất thế giới quay về Anh sau 143 năm