Ông Lê Xuân Định – Cục trưởng Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia, Bộ Khoa học-Công nghệ cho biết từ năm 2010 đến nay, nhịp độ gia tăng công bố quốc tế của Việt Nam trung bình khoảng 19%/năm.

Công bố quốc tế của Việt Nam tăng 19%/năm

Thu Anh | 21/02/2017, 17:58

Ông Lê Xuân Định – Cục trưởng Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia, Bộ Khoa học-Công nghệ cho biết từ năm 2010 đến nay, nhịp độ gia tăng công bố quốc tế của Việt Nam trung bình khoảng 19%/năm.

Ngày 21.2 tại Hà Nội, Hội thảo “Kỹ năng viết và xuất bản bài nghiên cứu trên tạp chí khoa học” do Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia (Nasati) tổ chức đã thu hút nhiều đại biểu đến từ các cơ quan đầu ngành thuộc lĩnh vực khoa học-công nghệ (KH-CN), đặc biệt là sự góp mặt của đại diện từ nhà xuất bản quốc tế Elsevier.

Phát biểu tại hội thảo, TS Lê Xuân Định - Cục trưởng Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia khẳng định việc công bố quốc tế là tiêu chí quan trọng để đánh giá năng lực nghiên cứu của một đơn vị khoa học hay một quốc gia.

Ông Định cũng chỉ ra rằng từ năm 2010 đến nay, nhịp độ gia tăng công bố quốc tế của Việt Nam trung bình khoảng 19%/năm (Chiến lược phát triển KH-CN giai đoạn 2011-2020 đề ra chỉ tiêu từ 17-20%).

Nasati là đầu mối được Bộ KH-CN giao nhiệm vụ hỗ trợ các nhà khoa học có nền thông tin cập nhậtnhất để qua đó có được các công trình nghiên cứu hiện đại và công bố quốc tế.

Nasati cũng được Chính phủ cho phép bổ sung nguồn tin từ Nhà xuất bản Elsevier. Tất cả các tạp chí của SienceDirect hiện nay đã được cung cấp cho các cơ sở nghiên cứu lớn nhưĐại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TPHCM, Đại học Bách khoa và Viện Hàn lâm KH-CN Việt Nam.

Chia sẻ về kỹ năng viết bài nghiên cứu xuất bản trên tạp chí quốc tế, bà Velerie Teng – đại diện Nhà xuất bản Elsevier khẳng định: “Nhà khoa học cần chọn đúng tạp chí, chọn đúng độc giả nghiên cứu, đồng thời các nhà khoa học cũng nên chia sẻ thông tin trên các diễn đàn, mạng xã hội… Khi viết cần phải có thông điệp rõ ràng, cấu trúc bài hợp lý, viết đúng trọng tâm. Sự mạch lạc của phần tóm tắt cũng ảnh hưởng rất nhiều tới sự thành công của công trình nghiên cứu khoa học”.

Cũng trong buổi hội thảo, ông Định cho biết thời gian tới 70% nguồn kinh phí nuôi dưỡng nghiên cứu khoa học sẽ đến từ đặt hàng của các doanh nghiệp thay vì từ ngân sách nhà nước như hiện nay.

Thu Anh

Bài liên quan
Cuộc chiến xin tài trợ nghiên cứu khoa học khốc liệt ở Trung Quốc: 2 học giả hàng đầu bị trừng phạt
Ji Jie và Yang Lijun - hai nhà khoa học Trung Quốc nổi tiếng đã bị phơi bày hành vi cố gắng tác động đến các quyết định về tài trợ nghiên cứu do chính phủ tài trợ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
8 giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Công bố quốc tế của Việt Nam tăng 19%/năm