Sau 1 năm triển khai dự án: “Cộng đồng vì trái tim khỏe” thành quả cũng nhiều nhưng nỗi lo cũng không ít, nhất là lo lắng việc dự án này còn tiếp hoạt động để mang đến cho người dân một trái tim khỏe hay phải chấm dứt vào năm 2018 khi dự án kết thúc.

‘Cộng đồng vì trái tim khỏe’ sẽ về đâu?

Hồ Quang | 20/09/2017, 18:19

Sau 1 năm triển khai dự án: “Cộng đồng vì trái tim khỏe” thành quả cũng nhiều nhưng nỗi lo cũng không ít, nhất là lo lắng việc dự án này còn tiếp hoạt động để mang đến cho người dân một trái tim khỏe hay phải chấm dứt vào năm 2018 khi dự án kết thúc.

Dự án“Cộng đồng vì trái tim khỏe” do tổ chức PATH phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM tổ chức triển khai thực hiện thí điểm vào tháng 9.2016 tại 4 quận (quận 8, quận Gò Vấp, quận 12 và quận Thủ Đức) sẽ kết thúc vào tháng 9. 2018. Với sứ mệnh chính của dự án này là giúp người dân nâng cao nhận thức, hiểu biết về căn bệnh tăng huyết áp; giúp người dân tiếp cận dịch vụ điều trị tăng huyết áp...

Theo bác sĩ Nguyễn Trí Dũng – Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng TP.HCM, hiện TP có hơn 50% người dân mắc bệnh tăng huyết áp nhưng không biết mình bị bệnh khiến cho tình trạng bệnh ngày càng nặng thêm gây ra đột quỵ, nhồi máu cơ tim... phải nhập viện cấp cứu mới biết mình bị tăng huyết áp.

Chính vì thế dự án này đã đặt các điểm đo huyết áp miễn phí tại các trạm y tế, các phòng khám với mục đích hướng dẫn người dân đo huyết áp, tầm soát huyết áp,tư vấn về căn bệnh tăng huyết áp, cung cấp dịch vụ để người dân kiểm soát huyết áp... Qua đó giúp người dân biết cách phòng ngừa cũng như kiểm soát được bệnh tăng huyết áp của mình.

Trong 1 năm thực hiện dự án“Cộng đồng vì trái tim khỏe”, các điểm đo huyết áp của dự này đã truyền thông đến gần 600.000 người dân về kiến thức của bệnh tăng huyết áp, hơn 50.000 người được sàng lọc tăng huyết áp, 20.517 người bị tăng huyết áp đã được chuyển gửi, trong đó có13.329 người đã được phát hiện tăng huyết áp và 10.822 người đã được điều trị tăng huyết áp.

Tại Hội nghị sơ kết 1 năm triển khai dự án “Cộng đồng vì trái tim khỏe” hôm 20.9, ông Nguyễn Hữu Hưng – Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM dù đánh giá cao những thành quả mà dự án này đã đạt được, nhưng ông cũng không giấu được nhiều nỗi băn khoăn, ưu tư mà dự án này chưa làm được. Đó là vẫn còn 80% người tăng huyết áp chưa được quản lý, nhiều người phát hiện tăng huyết áp nhưng chưa điều trị, nhiều người điều trị chưa đủ liệu trình lại bỏ ngang... Bên cạnh đó, các điểm tầm soát tăng huyết áp chỉ mới đặt ở các trạm y tế, trong khi đó, người dân lại muốn đến các bệnh viện nên việc điều trị căn bệnh này không đến nơi đến chốn.

“Cái chính là chúng ta phải đưa ra một mô hình mang tính khả thi, hiệu quả cao, chứ không phải là những con số. Chúng ta phải xây dựng, ứng dụng phần mềm cho bệnh nhân tăng huyết áp tại các trạm y tế; thành lập các câu lạc bộ tăng huyết áp để những người tăng huyết áp chia sẻ, chăm sóc nhau”, ông Hưng nói.

Trong khi đó, bác sĩ Nguyễn Trí Dũng lại tỏ ra lo ngại về tương lai của dự án này. Hiện dự án đang được tổ chức PATH (một tổ chức phi chính phủ quốc tế hoạt động trong lĩnh vực y tế) kêu gọi tài trợ để thực hiện và chỉ kéo dài đến tháng 9.2018.

Theo bác sĩ Dũng, hiện nay nguồn kinh phí cho các dự án sức khỏe rất thấp, để có thể làm được những hoạt động như dự án này đòi hỏi một kinh phí khá lớn. Để có được những điểm kiểm tra huyết áp; có được đội ngũ cộng tác viên; có phần mềm để có thể liên kết, kết hợp; nhắn tin cho người bệnh... cần có một nguồn kinh phí lớn. Điều đó cần phải có nguồn tài trợ.

“Rất khó khăn để có thể kêu gọi được một nguồn tài trợ lớn như thế. Nếu trong trường hợp PATH không vận động được nguồn tài trợ để thực hiện tiếp thì ngành y tế TP cũng chưa biết sao, vì hiện nay ngoài tổ chức PATH, ngành y tế chưa tìm được đối tác tài trợ nào”, ông Dũng chia sẻ.

Tuy nhiên, ông Dũng cũng hy vọng nếu làm tốt dự án này sẽ tìm được nguồn tài trợ để có thể mở rộng dự án cả về thời gian và phạm vi ảnh hưởng.

“Mới có 1 năm chưa đánh giá hết được hiệu quả, nhưng bước đầu thiết nghĩ dự án đã mang đến những yếu tố tích cực, đó là nền tảng, cơ sở để có thể vận động thêm nguồn tài trợ khác nhằm kéo dài cũng như mở rộng quy mô dự án”, ông Dũng tin tưởng.

Hồ Quang

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
34 phút trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
‘Cộng đồng vì trái tim khỏe’ sẽ về đâu?