Trang Interesting Engineering giới thiệu công ty khởi nghiệp Striv đưa công nghệ cảm biến xúc giác vào lĩnh vực khoa học thể thao, hứa hẹn thay đổi cách thức vận động viên tập luyện và phòng tránh chấn thương.
Khoa học - công nghệ

Công nghệ cảm biến xúc giác được thử nghiệm tại Olympic Paris 2024

Cẩm Bình 02/08/2024 14:10

Trang Interesting Engineering giới thiệu công ty khởi nghiệp Striv đưa công nghệ cảm biến xúc giác vào lĩnh vực khoa học thể thao, hứa hẹn thay đổi cách thức vận động viên tập luyện và phòng tránh chấn thương.

Công nghệ của Striv được phát triển trong khuôn khổ chương trình START do Phòng thí nghiệm Khoa học nano (Viện Công nghệ Massachusetts) khởi xướng. Họ tích hợp cảm biến xúc giác vào miếng lót giày, sử dụng thuật toán tiên tiến để xử lý dữ liệu cũng như theo dõi loạt thông số như lực, hình dạng lực, chuyển động. Vận động viên marathon người Mỹ Clayton Young, ngôi sao điền kinh người Jamaica Damar Forbes cùng cựu vận động viên marathon Olympic Jake Riley đều tham gia thử nghiệm.

Riley chia sẻ: “Tôi rất hào hứng với tiềm năng công nghệ Striv. Nó đang trên con đường cách mạng hóa cách chúng tôi tập luyện và phòng tránh chấn thương. Sau khi thử nghiệm cảm biến và tận mắt nhìn thấy dữ liệu, tôi tin vào giá trị của nó”.

screenshot-2024-07-31-191809.png
Cảm biến xúc giác được tích hợp vào giày - Ảnh: Striv

Nhà sáng lập Striv Axl Chen cho biết: “Olympic 2024 là cơ hội thú vị để thử nghiệm cảm biến trên vận động viên. Sau đó chúng tôi sẽ cung cấp công nghệ cho mọi người, giúp mọi người nhận được sự hỗ trợ lẫn lời khuyên tập luyện giống hệt vận động viên chuyên nghiệp”.

Chen từng làm việc tại phòng thí nghiệm robot thuộc Đại học Thanh Hoa, nơi ông lần đầu thử nghiệm cảm biến xúc giác.

Nhà sáng lập Striv nói với Interesting Engineering: “Với tôi cảm biến xúc giác như một cách nhận thức thế giới cởi mở hơn. Tôi nghĩ cảm biến xúc giác cùng trí tuệ (AI) có thể tạo ra nhiều sản phẩm mới”.

Ban đầu Striv tham gia lĩnh vực trò chơi thực tế ảo, phát triển giày trang bị cảm biến tích hợp với bộ điều khiển cầm tay ghi lại chuyển động của người chơi theo thời gian thực. Công ty bán được khoảng 300 đôi trên toàn cầu, mở ra triển vọng ứng dụng cảm biến xúc giác vào hàng loạt lĩnh vực khác như y tế, robot, ô tô.

Tại Phòng thí nghiệm Khoa học nano, thiết bị tiên tiến cùng kiến thức chuyên môn giúp Striv tinh chỉnh công nghệ. Viện Công nghệ Massachusetts hỗ trợ công ty rất nhiều.

Giải pháp cảm biến của Striv gồm hai lớp điện cực linh hoạt với một vật liệu chuyên dụng ở giữa (sở hữu thay đổi đặc tính điện khi chịu lực khác nhau). Ông Chen tập trung tăng cường độ bền lẫn độ chính xác của vật liệu bằng cách tích hợp cấu trúc nano kèm một số cải tiến khác. Công ty cũng đang thiết kế thuật toán AI phục vụ phân tích dữ liệu và suy luận chuyển động toàn thân.

Cảm biến xúc giác sẽ không chỉ dành riêng cho môn chạy bộ, mà trong tương lai có thể dùng cho người chơi gôn, đi bộ đường dài, chơi quần vợt, đạp xe, trượt tuyết, trượt ván.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
4 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Công nghệ cảm biến xúc giác được thử nghiệm tại Olympic Paris 2024