Một nhóm nghiên cứu ở thành phố Nam Kinh (Trung Quốc) phát triển thành công công nghệ tàng hình để vệ tinh nhỏ không bị radar phát hiện.

Công nghệ tàng hình cho vệ tinh nhỏ tránh sự giám sát của kẻ thù

Cẩm Bình | 30/07/2021, 08:45

Một nhóm nghiên cứu ở thành phố Nam Kinh (Trung Quốc) phát triển thành công công nghệ tàng hình để vệ tinh nhỏ không bị radar phát hiện.

Phát hiện và theo dõi vệ tinh là việc khó ngay cả với kính thiên văn cỡ lớn, nhưng một số trạm radar trên mặt đất đủ sức lại có thể xác định vật thể nhỏ bằng cây bút di chuyển ở quỹ đạo gần Trái đất bất kể ngày hay đêm. Radar quét bầu trời bằng sóng điện từ với tần số khác nhau, tương tác với nhiều loại vật liệu nên đảm bảo không bỏ sót bất cứ thứ gì.

Tuy nhiên, công nghệ của nhóm nghiên cứu D(ại học Hàng không - Vũ trụ Nam Kinh (NUAA) có thể làm giảm 80% cường độ tín hiệu radar khiến vệ tinh nhỏ gần như tàng hình.

Vệ tinh được phủ các lớp vật liệu composite cấu trúc dạng tổ ong hấp thụ sóng điện từ ở tất cả băng thông hoạt động. Cả tấm pin mặt trời của vệ tinh cũng có một lớp vật liệu hấp thụ tín hiệu trong suốt làm từ đất hiếm, làm tăng khả năng thoát theo dõi.

Nhóm nghiên cứu NUAA khẳng định: “Phát triển vệ tinh tàng hình có ý nghĩa rất to lớn trong đối phó sự phát hiện và giám sát của kẻ thù”. Giáo sư Khổng Tường Côn thuộc nhóm nghiên cứu lưu ý rằng mạng lưới vệ tinh nhỏ, kể cả vệ tinh dùng cho liên lạc, đang phải đối mặt với mối đe dọa ngày càng tăng, công nghệ chống vệ tinh như vũ khí laser công suất lớn phát triển rất nhanh chóng vài năm gần đây.

nuaa.jpg
Vật liệu hấp thụ sóng điện từ do nhóm nghiên cứu NUAA phát triển - Ảnh: NUAA

Vật liệu phủ đã được sử dụng rộng rãi cho máy bay tàng hình, nhưng môi trường khắc nghiệt trên không gian đem lại thách thức mới. Vệ tinh phải chịu đựng nhiệt độ tăng đột ngột cũng như bức xạ vũ trụ suốt nhiều năm chứ không được thường xuyên để trong nhà chứa với điều kiện bảo dưỡng nhất định, lớp phủ được kiểm tra thường xuyên.

Một vấn đề khác là trọng lượng. Nhóm nghiên cứu NUAA phải tìm cách làm giảm trọng lượng vật liệu xuống còn 6 kg/m2, nhẹ hơn lớp phủ truyền thống. Lớp phủ dày 3 mm đủ mạnh để chịu đựng uốn cong và những cú đập. Thế nhưng, vệ tinh là tổ hợp phức tạp.

Công nghệ tàng hình cần ứng dụng thêm cho thành phần khác như hệ thống kiểm soát nhiệt hay ăng ten truyền thông thì mới đạt hiệu quả cao trong thực tế, theo nhóm nghiên cứu.

Khái niệm vệ tinh tàng hình xuất hiện sớm nhất từ những năm 1960, với Mỹ và Liên Xô dẫn đầu cuộc đua phát triển công nghệ này. Nội dung chi tiết của vệ tinh tàng hình đều là thông tin mật, nhưng chương trình phát triển chúng dường như gặp không ít thách thức về mặt kỹ thuật.

Năm 1990, Mỹ phóng Misty – vệ tinh do thám phục vụ cho Cục Tình báo trung ương (CIA). Misty được xác định có lớp lá chắn bằng vàng hoặc bạc để làm chệch hướng tín hiệu radar.

Bài liên quan
Vệ tinh Starlink của Elon Musk có thể giúp Trung Quốc phát hiện máy bay chiến đấu tàng hình Mỹ
Một thí nghiệm radar chưa từng thấy với vệ tinh Starlink do các nhà khoa học Trung Quốc tiến hành có thể thay đổi cục diện chiến tranh trong tương lai.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước lên đường dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và thăm cấp nhà nước tới Cuba
5 giờ trước Sự kiện
Sáng 21.9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội lên đường tham dự Hội nghị Thượng đỉnh tương lai, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ và sau đó là thăm cấp nhà nước tới Cuba theo lời mời của Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cộng hòa Cuba Miguel Diaz Canel Bermudez và phu nhân.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Công nghệ tàng hình cho vệ tinh nhỏ tránh sự giám sát của kẻ thù