Bất chấp dịch Covid-19 hoành hành, ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc đã nối lại hoạt động sản xuất vũ khí, vì đối mặt với những thách thức an ninh tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, theo nhận định của các chuyên gia quân sự.

Công nghiệp quốc phòng Trung Quốc tái sản xuất giữa dịch Covid-19

23/02/2020, 12:28

Bất chấp dịch Covid-19 hoành hành, ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc đã nối lại hoạt động sản xuất vũ khí, vì đối mặt với những thách thức an ninh tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, theo nhận định của các chuyên gia quân sự.

Chiến đấu cơ J-20 - Ảnh: YouTube

Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) ngày 23.2, trang web của nhiều nhánh của Tập đoàn Công nghệ Hàng không Nhà nước Trung Quốc (AVIC) thông báo họ đã nối lại việc sản xuất các loại máy bay chiến đấu từ ngày 10.2.

Trong khi đó, các viện thiết kế máy bay và các xí nghiệp đóng tàu hứa sẽ không để dịch Covid-19 ảnh hưởng xấu đến kế hoạch sản xuất và nghiên cứu khoa học.

Tập đoàn Không gian Thành Đô (CAC, thuộc AVIC) đã xác lập mục tiêu sản xuất ít nhất 300 chiến đấu cơ J-20 trong 10 năm tới, theo một nguồn tin quân sự giấu tên nói với SCMP: “Các xí nghiệp nhà nước khác như các nhà máy thép cũng tái sản xuất, và các ngành công nghiệp không-hải quân, không thể chậm sản xuất một khi lò đã được đốt”.

Người này còn cho biết ngành công nghiệp quốc phòng được lệnh phải duy trì mức sản xuất để hỗ trợ Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA).

Các chuyên gia quân sự ước tính PLA đã đưa 24 chiếc J-20 vào hoạt động. Chuyên gia hải quân Lý Kiệt ở Bắc Kinh nói PLA cần ít nhất 50 chiếc J-20 từ cuối năm 2020, đáp ứng mục tiêu không quân PLA triển khai rộng trên khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Ông Lý nói: “Không quân PLA phải tăng cường trang bị chiến đấu cơ mới nhất này, vì Mỹ có thể sẽ triển khai hơn 200 chiến đấu cơ F-35 hiện đại đến khu vực Đông Bắc Á, nhất là ở Hàn Quốc và Nhật Bản trong những năm tới. Lầu Năm Góc cũng đã triển khai hơn chục chiến đấu cơ F-22 đến căn cứ không quân Kadena ở Okinawa trong vài năm qua, và tất cả các cuộc triển khai này sẽ là mối đe dọa trực tiếp nhằm vào Trung Quốc”.

Phiên bản mới nhất của chiếc J-20 siêu thanh hiện đại được cho là có thể tranh chấp ngang ngửa với các chiếc F-22 và F-35 của Mỹ và Nhật-Hàn đã trang bị-sử dụng từ năm 2018.

Chuyên gia Lý nói CAC cùng Tập đoàn máy bay Thẩm Dương sẽ nối lại khâu sản xuất kiểu chiến đấu cơ J-15. Đây là kiểu máy bay đầu tiên và duy nhất cho đến nay có thể hạ cánh trên tàu sân bay của Trung Quốc.

Ông cũng nói: “Dịch Covid-19 đã làm đình trệ tiến độ sản xuất vũ khí suốt gần một tháng khi kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán được gia hạn, nhưng nay ai nấy đều hồ hởi khôi phục lịch trình. So với nhân viên của các xí nghiệp nhà nước khác, các kỹ sư, nhà khoa học và nhân công của ngành công nghiệp quốc phòng có kỷ luật hơn, và họ có thừa khả năng thực hiện nhiệm vụ được giao trong một cơn dịch”.

Ngoài các loại chiến đấu cơ, Trung Quốc đã lên kế hoạch đóng thêm hai tàu sân bay lớp Type 002. Tất cả các xí nghiệp đóng tàu thuộc Tập đoàn đóng tàu nhà nước CSSC đã nối lại khâu sản xuất từ đầu tháng 2, theo trang web của họ.

Một nhánh của CSSC là Xí nghiệp đóng tàu Hudong Zhonghua Shipbuilding đã sử dụng nguồn lao động dự trữ để thay thế các nhân công chưa thể trở lại làm việc, nhằm duy trì kế hoạch sản xuất của họ. Xí nghiệp này đã đóng tàu tấn công đổ bộ Type 075.

Mỹ Trinh (theo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn - Bài 3: Nỗ lực giải cơn 'khát' cho từng nhà
3 giờ trước Bảo vệ môi trường
Tình trạng thiếu nước sinh hoạt đang diễn ra gay gắt tại nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL. Để giúp người dân có nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt, ăn uống, bằng nhiều cách, lãnh đạo các địa phương đã rất nỗ lực đưa nước sạch đến tận nơi.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Công nghiệp quốc phòng Trung Quốc tái sản xuất giữa dịch Covid-19