Đặc phái viên về khí hậu hàng đầu Trung Quốc cho biết nước này sẽ thiết lập các mục tiêu mới giảm phát thải carbon dioxide cho năm 2030 và 2035 như một phần trong cam kết toàn cầu nhằm chống biến đổi khí hậu, đồng thời kêu gọi thúc đẩy mạnh mẽ hơn việc kiểm soát khí thải mê tan.
Nhịp đập khoa học

Cop28: Trung Quốc kêu gọi cắt giảm loại khí thải gây ra hơn 1/4 hiện tượng nóng lên toàn cầu

Sơn Vân 19:40 03/12/2023

Đặc phái viên về khí hậu hàng đầu Trung Quốc cho biết nước này sẽ thiết lập các mục tiêu mới giảm phát thải carbon dioxide cho năm 2030 và 2035 như một phần trong cam kết toàn cầu nhằm chống biến đổi khí hậu, đồng thời kêu gọi thúc đẩy mạnh mẽ hơn việc kiểm soát khí thải mê tan.

Phát biểu bên lề Cop28 (hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc lần thứ 28) ở Dubai (UAE), đặc phái viên Trung Quốc - Xie Zhenhua cho biết Bắc Kinh cam kết công bố mục tiêu carbon 2035 trong vòng hai năm nữa.

“Sau cuộc họp này, mỗi quốc gia cần đề xuất các mục tiêu đóng góp cho năm 2035 vào 2025. Chính phủ Trung Quốc rất coi trọng vấn đề này”, Xie Zhenhua nói tại Dubai, theo tờ China News Service.

Trung Quốc đã cam kết đạt mức phát thải carbon dioxide (CO2) cao nhất vào năm 2030 và mức phát thải ròng bằng 0 trước năm 2060.

Xie Zhenhua kêu gọi đổi mới kỹ thuật nhiều hơn để đáp ứng các mục tiêu kiểm soát sự nóng lên toàn cầu đặt ra trong thỏa thuận Paris, đề cập đến hiệp ước năm 2015 giữa 196 quốc gia nhằm hạn chế sự nóng lên từ thời kỳ tiền công nghiệp.

Ông cũng cho biết các nước phát triển nên đóng góp nhiều hơn vào quỹ thiệt hại và mất mát được công bố năm 2022 để bồi thường cho các quốc gia nghèo hơn đang phải đối mặt với những tác hại của biến đổi khí hậu.

Hơn 195 quốc gia tham dự Cop28 đã đồng ý thành lập quỹ trong một động thái mang tính bước ngoặt vào ngày khai mạc hội nghị hôm 30.11.

Khoản tài trợ dự kiến ban đầu là gần 475 triệu USD, trong đó nước chủ nhà là UAE cam kết 100 triệu USD và Liên minh châu Âu (EU) cam kết 275 triệu USD. Mỹ sẽ đóng góp 17,5 triệu USD, còn 10 triệu USD sẽ đến từ Nhật Bản.

cop28-trung-quoc-keu-goi-cac-nuoc-cat-giam-khi-thai-gay-ra-hon-1-4-hien-tuong-nong-len-toan-cau.jpg
Xie Zhenhua và người đồng cấp Mỹ - John Kerry cùng các quan chức khác tại Cop28 - Ảnh: dpa

Xie Zhenhua cũng kêu gọi các nỗ lực chung toàn cầu để kiểm soát lượng khí thải mê tan, loại khí có khả năng giữ nhiệt cao hơn 80 lần so với carbon dioxide trong khí quyển và là nguyên nhân gây ra hơn 1/4 hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Tại một cuộc thảo luận về khí mê tan và các loại khí nhà kính không phải carbon dioxide khác hôm 2.12, Xie Zhenhua cho biết Trung Quốc, với tư cách là một quốc gia đang phát triển, phải đối mặt với những khó khăn và rủi ro trong việc kiểm soát lượng khí thải mê tan.

“Công việc kiểm soát khí thải mê tan của Trung Quốc bắt đầu muộn và có nền tảng yếu. Dữ liệu không rõ ràng với khả năng kế toán và giám sát thống kê không đủ. Chế độ quản lý, gồm cả các quy tắc, tiêu chuẩn và chính sách, chưa hoàn thiện”, ông thừa nhận.

“Nhiệm vụ kiểm soát khí mê tan cùng các loại khí không phải carbon dioxide khác ở Trung Quốc không hề dễ dàng và không thể đạt được trong một sớm một chiều. Điều này đòi hỏi sự nỗ lực lâu dài, công việc nền tảng rộng lớn và xây dựng năng lực. Tôi tin rằng nhiều nước đang phát triển cũng ở trong tình trạng tương tự như chúng tôi. Chúng tôi sẵn sàng hành động, nhưng vẫn thiếu năng lực và cần tiếp tục nỗ lực và củng cố lĩnh vực này thông qua hợp tác quốc tế”, Xie Zhenhua nói thêm.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế ước tính khí mê tan là nguyên nhân gây ra khoảng 30% sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu kể từ Cách mạng Công nghiệp. Việc giảm phát thải khí mê tan nhanh chóng và bền vững được coi là chìa khóa để hạn chế sự nóng lên toàn cầu trong thời gian ngắn và cải thiện chất lượng không khí.

Đến nay, Trung Quốc là quốc gia phát thải khí mê tan lớn nhất với hơn 14% tổng lượng phát thải toàn cầu. Nước này chưa tham gia kế hoạch hành động năm 2021 do Mỹ dẫn đầu nhằm cắt giảm 30% sản lượng khí mê tan vào năm 2030. Các nước láng giềng với Trung Quốc và những quốc gia gây ô nhiễm lớn là Ấn Độ, Nga cũng chưa tham gia.

Kế hoạch hành động do Trung Quốc công bố vào ngày 7.11 nhằm giải quyết vấn đề phát thải khí mê tan không bao gồm cả các mục tiêu cụ thể về cắt giảm phát thải ngoài việc tái sử dụng khí đốt làm nhiên liệu. Tuy nhiên, Bộ Sinh thái và Môi trường Trung Quốc có kế hoạch hạn chế đốt cháy phát thải tại các giếng dầu và khí, đồng thời ngăn chặn rò rỉ khí mê tan tại các mỏ than.

Trung Quốc và Mỹ đã cam kết hợp tác cùng nhau để giảm lượng khí thải mê tan toàn cầu, như một phần của thỏa thuận cùng giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu mà Xie Zhenhua và người đồng cấp phía Mỹ - John Kerry đạt được tại thành phố San Francisco (Mỹ) vào ngày 14.11.

Cách mạng Công nghiệp là một giai đoạn lớn trong lịch sử khi có sự chuyển đổi toàn cầu từ sản xuất thủ công và nông nghiệp truyền thống sang sản xuất công nghiệp và dịch vụ đô thị. Cụ thể, Cách mạng Công nghiệp bắt đầu vào khoảng giữa thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19, tùy thuộc vào quốc gia cụ thể.

Điểm khởi đầu của cách mạng này là ở Anh, với sự xuất hiện của máy móc và công nghệ mới trong quá trình sản xuất, chủ yếu là trong ngành công nghiệp dệt may và mỏ than. Cách mạng Công nghiệp đã thay đổi cách sản xuất và phân phối hàng hóa, kèm theo đó là sự tăng trưởng nhanh chóng của các thành phố công nghiệp và sự chuyển dịch của lao động từ nông thôn đến thành thị.

Cách mạng Công nghiệp đã gắn liền với sự tăng trưởng kinh tế, sự thay đổi xã hội và chính trị, cũng như sự gia tăng của quyền lực kinh tế và chính trị trong tay các nhà công nghiệp. Nó đã có ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống hàng ngày của người dân, mở ra thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa toàn cầu.

Bài liên quan
Elon Musk: Thế giới có vấn đề đáng sợ hơn sự nóng lên toàn cầu
Theo tỷ phú Elon Musk, các quốc gia phương Tây tiếp tục tập trung vào các ưu tiên sai lầm.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với trung tâm quốc gia về an ninh mạng Ba Lan
một giờ trước Theo dòng thời sự
Chiều tối 17.1 (giờ địa phương), trong chương trình thăm chính thức Ba Lan, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm và làm việc tại Viện Nghiên cứu quốc gia về an ninh mạng của Ba Lan (NASK) - trung tâm hàng đầu về nghiên cứu, ứng dụng và phát triển internet, chuyển đổi số, an ninh mạng và bảo mật thông tin của Ba Lan.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cop28: Trung Quốc kêu gọi cắt giảm loại khí thải gây ra hơn 1/4 hiện tượng nóng lên toàn cầu