Trong bối cảnh đang lo về lạm phát thì chuyện thuế, phí đẩy giá thành hàng hóa lên cao ảnh hưởng tới chỉ số chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tiếp tục là vấn đề được đặt ra.

CPI chịu nhiều sức ép, khó đạt chỉ tiêu dưới 5%

tuyetnhung | 12/07/2016, 18:09

Trong bối cảnh đang lo về lạm phát thì chuyện thuế, phí đẩy giá thành hàng hóa lên cao ảnh hưởng tới chỉ số chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tiếp tục là vấn đề được đặt ra.

Chỉ số CPI trên địa bàn cả nước trong tháng 6 vẫn tiếp tục đà tăng cao,tăng 0,46% so với tháng 5.2016, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước và bình quân 6 tháng, chỉ số CPI tăng 1,72% so với cùng kỳ năm 2015. Theo đó, với mức tăng liên tục này, nhiều chuyên gia lo ngại rằng mục tiêu kiềm chế lạm phát năm nay ở mức dưới 5% sẽ gặp nhiều khó khăn.

Trong 11 nhóm hàng và dịch vụ chính để tính CPI tháng 6 thì có 10 nhóm hàng tăng. Đáng chú ý, trong đó nhóm giao thông tăng cao nhất với mức 2,99%, nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,55%, hàng ăn uống dịch vụ tăng 0,21%, văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,18%, may mặc, giày dép tăng 0,06%, thiết bị, đồ dùng gia đình tăng 0,06%, thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,05%, giáo dục tăng 0,06%...

Bànvề vấn đề này, Chủ tịch Hội Siêu thị Hà Nội Vũ Vinh Phú cho rằngở đó có những yếu tố cơ bản tác động tới chỉ số CPI như: cung - cầu hàng hóa, năng suất lao động xã hội, hệ thống phân phối, chi phí sản xuất kinh doanh. Cụ thể, thị trường hàng hóa trong tháng 6 vừa qua vô cùng dồi dào. Trong đó phải kể đến hàng ăn và dịch vụ ăn uống chiếm 39,93% - mộttỷ lệ lớn trong rổ hàng hóa tính CPI nhưng giá thành của các sản phẩm trong nhóm hàng này đều khôngsát với giá thực.

Đơn cử như vải thiều Bắc Giang ngon loại 1 bán ở chợ truyền thống chỉ với giá 20.000 – 22.000 đồng/kg, nhưng vào đến siêu thị, mức giá này đã lên tới 35.000 đồng/kg.

"Giá cả cao là vấn đề đáng phải bàn luận vì hầu như không sát với giá trị thực. Câu chuyện 1 quả trứng chịu 14 loại phí, 1 con lợn gánh 51 loại phí, 40% lợi nhuận của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là phí và thuế là vấn đề đã được đề cập và thực tế nó đã có tác động trực tiếp tới chỉ số tiêu dùng. Rõ ràng, CPI cũng đang phải gánh chịu những khoản phí thuế không đáng có vào giá thành", ông Phú nói.

Theo ông Phú, một tác động nữa tới chỉ số CPI tháng qua là năng suất lao động. Năng suất lao động của Việt Nam thấp hơn từ2 đến15 lần so với các nước trong khu vực nên hàng hóa Việt Nam sản xuất có giá cao hơn, nhưng năng lực cạnh tranh lại thấp hơn ngay ở thị trường nội địa.

Ngoài ra còn cótác động bởi yếu tố thời tiết bất lợi làm cho sản xuất nông nghiệp giảm, ảnh hưởng nguồn cung lương thực thực phẩm...

Dự báo về những tháng cuối năm, Phó giám đốc Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại (Bộ Công Thương) Lê Quốc Phương cho rằng giá hàng hóa thế giới nhìn chung sẽ có sẽ có xu hướng tăng từ nay đến cuối năm. Giá dịch vụ y tế, giáo dục tiếp tục tăng theo lộ trình cùng khả năng tăng trưởng tín dụng năm 2016 trên 20%. Những yếu tốnày cộng lại sẽ đẩy giá lên, theo đó chỉ số CPI cả năm 2016 sẽ từ 5-5,5%.

"Tăng trưởng GDP khó đạt chỉ tiêu 6,7%, tăng trưởng xuất khẩu khó đạt chỉ tiêu 10% và mục tiêu CPI đề ra cũng khó đạt chỉ tiêu dưới 5%", ông Phong nhận định thêm.

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL: Nhiều kênh rạch cạn kiệt nước, giao thông thủy gặp khó khăn
9 giờ trước Bảo vệ môi trường
Vào cuối năm 2023, Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam đã dự báo mực nước sông Cửu Long xuống thấp do mưa mùa kết thúc sớm và mùa mưa năm 2024 đến muộn hơn. ĐBSCL không chỉ bị hạn mặn, nắng nóng, thiếu nước canh tác nông nghiệp… mà giao thông đường thủy gặp nhiều khó khăn do mực nước kênh rạch xuống rất thấp.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
CPI chịu nhiều sức ép, khó đạt chỉ tiêu dưới 5%