Ban Bí thư Trung ương Đảng vừa ban hành Kết luận về việc tiếp tục chấn chỉnh công tác cán bộ để chuẩn bị tốt nhân sự đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội XIII của Đảng.

Cứ cuối nhiệm kỳ đại hội đảng lại xuất hiện lợi ích nhóm, chạy chọt...

Bùi Trí Lâm | 16/08/2019, 16:33

Ban Bí thư Trung ương Đảng vừa ban hành Kết luận về việc tiếp tục chấn chỉnh công tác cán bộ để chuẩn bị tốt nhân sự đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội XIII của Đảng.

Văn phòng Trung ương Đảng cho biết, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vừa chủ trì cuộc họp Ban Bí thư để cho ý kiến về việc tiếp tục chấn chỉnh công tác cán bộ để chuẩn bị tốt nhân sự đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội 13 của Đảng.

Ngày 15.8.2019, ông Trần Quốc Vượng, Thường trực Ban Bí thư thay mặt Ban Bí thư đã ký Kết luận số 55-KL/TW của Ban Bí thư về vấn đề này.

Theo kết luận, từ sau Đại hội 12 của Đảng, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đặc biệt quan tâm, coi trọng công tác cán bộ; đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và ban hành nhiều nghị quyết, quy chế, quy định để chấn chỉnh, đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ theo hướng chuẩn hóa, siết chặt kỷ luật, kỷ cương; bảo vệ người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, bảo đảm dân chủ, công khai, khách quan, minh bạch; tăng cường kiểm tra, giám sát và kiên quyết xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân vi phạm…

Theo đó, công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ đã có chuyển biến tích cực, đi vào nền nếp và chặt chẽ hơn; khắc phục được nhiều sơ hở, yếu kém, tiêu cực trong công tác cán bộ. Việc bổ nhiệm, đề bạt, điều động, luân chuyển, xét thăng cấp bậc hàm... đã bám sát tiêu chuẩn, chất lượng cán bộ được nâng lên một bước…

Tuy nhiên, kết luận nêu rõ, qua nắm tình hình, ý kiến phản ánh của một số cấp ủy, tổ chức đảng và thực tiễn công tác cán bộ những nhiệm kỳ vừa qua cho thấy, mỗi khi đến thời điểm chuẩn bị kết thúc nhiệm kỳ đại hội đảng bộ các cấp, công tác cán bộ lại xuất hiện biểu hiện "tư duy nhiệm kỳ", "cục bộ", "thân quen", "lợi ích nhóm", mất dân chủ, thiếu gương mẫu, "nể nang, dễ dãi", "chạy chọt, vận động, tranh thủ lẫn nhau" trong quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm, thăng cấp bậc hàm, thực hiện chính sách đối với cán bộ...

Ngoài ra, có nơi, cấp ủyviên, ủyviên ban thường vụ, nhất là người đứng đầu cấp ủycòn đủ điều kiện tái cử có hiện tượng giữ mình, né tránh, ngại va chạm, không chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ kế cận; thiếu tích cực triển khai các mặt công tác, nhất là những việc khó, nhạy cảm, phức tạp vì sợ "mất phiếu", ảnh hưởng đến bản thân, gây ra sự trì trệ trong xử lý, giải quyết công việc chung.

Cá biệt có nơi người đứng đầu đến tuổi nghỉ hưu, nhưng không chủ động chuẩn bị người thay thế; có cán bộ ý thức tổ chức kỷ luật kém, không chấp hành sự phân công, điều động của cấp có thẩm quyền...

“Những hạn chế, yếu kém trên đã gây khó khăn, làm mất nhiều công sức của cấp có thẩm quyền và các cơ quan chức năng trong công tác cán bộ, tạo dư luận không tốt”, kết luận chỉ rõ.

Do đó, để chủ động phòng ngừa, ngăn chặn, khắc phục những tồn tại, hạn chế, yếu kém, Ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị siết chặt kỷ luật, kỷ cương, thực hiện nghiêm các quy chế, quy định của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ.

Cùng với đó, việc quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm, thăng cấp bậc hàm, chỉ định, giới thiệu, điều động, luân chuyển và thực hiện chính sách đối với cán bộ phải căn cứ vào tiêu chuẩn, điều kiện (cơ cấu, số lượng, độ tuổi, tín nhiệm...), quy trình, chế độ, chính sách theo đúng quy định hiện hành.

Đồng thời, kiên quyết không đề xuất, quyết định những nhân sự không bảo đảm tiêu chuẩn về độ tuổi, uy tín...; vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, mất đoàn kết, "cục bộ", "lợi ích nhóm"; thiếu gương mẫu, không sẵn sàng chấp hành sự phân công, điều động của cấp có thẩm quyền; tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, gây thất thoát tiền bạc, tài sản của Nhà nước; phẩm chất, năng lực hạn chế, có biểu hiện "chạy chọt, vận động, tranh thủ lẫn nhau"; thiếu tích cực trong công tác, sợ trách nhiệm, "dĩ hoà vi quý"... và những biểu hiện khác được nêu trong Chỉ thị số 35 của Bộ Chính trị.

Kết luận cũng yêu cầu phải tuân thủ các nguyên tắc của Đảng; bảo đảm sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo có thẩm quyền; đề cao vai trò, trách nhiệm nêu gương của tập thể lãnh đạo, nhất là người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng và cán bộ làm công tác tham mưu về tổ chức, cán bộ; bảo đảm dân chủ, công khai, khách quan, minh bạch; đề cao trách nhiệm cá nhân trong thảo luận và quyết định theo đa số.

Đối với những việc khó, phức tạp, nhạy cảm hoặc ở những nơi nội bộ có biểu hiện mất đoàn kết thì càng phải giữ vững nguyên tắc, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, thực hiện nghiêm quy chế, quy định…

Lam Thanh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
1 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cứ cuối nhiệm kỳ đại hội đảng lại xuất hiện lợi ích nhóm, chạy chọt...