Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân do Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn trình bày cho biết, đã tổng hợp được 3.480 ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân cả nước gửi tới Quốc hội.

Cử tri và nhân dân bức xúc vì nạn tham nhũng

Trí Lâm | 22/10/2018, 11:54

Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân do Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn trình bày cho biết, đã tổng hợp được 3.480 ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân cả nước gửi tới Quốc hội.

Bên cạnh những mặt tích cực, cử tri lo lắng về một số vấn đề như năng suất lao động, năng lực cạnh tranh trong nhiều ngành, lĩnh vực chưa cao; nguy cơ tụt hậu; ô nhiễm môi trường; biến đổi khí hậu; đời sống của một bộ phận nhân dân còn khó khăn; tội phạm, tệ nạn xã hội còn diễn biến phức tạp…

Cử tri đề nghị các bộ, ngành và chính quyền các địa phương tiếp tục có giải pháp đẩy mạnh việc kết nối 5 nhà (nhà nông - nhà doanh nghiệp - nhà nước - nhà khoa học và ngân hàng),khơi thông nguồn vốn phục vụ sản xuất; mở rộng thị trường trong nước và nước ngoài…

Cử tri cũng cho rằng, kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững, tỷ lệ tái nghèo còn cao, nhất là ở vùng sâu, vùng xa. Năng lực ứng phó biến đổi khí hậu còn hạn chế,sạt lở bờ sông, ven biển vẫn diễn ra nghiêm trọng, nhất là ở Đồng bằng sông Cửu Long; tình trạng ngập úng ở một số thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM... chậm được cải thiện.

Bên cạnh đó, thủ tục hành chính ở một số nơi còn rườm rà; việc đơn giản hóa, cắt giảm điều kiện kinh doanh, thủ tục kiểm tra chuyên ngành còn chậm; công nghiệp phụ trợ còn yếu kém; tình trạng kinh doanh thua lỗ, tham nhũng, lãng phí vẫn xảy ra ở một số dự án, doanh nghiệp nhà nước.

Cũng theo báo cáo, việc triển khai áp dụng chương trình Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục đã gần 40 năm qua nhưng chưa có đánh giá đầy đủ và toàn diện.Tình trạng thiếu sách giáo khoa đầu năm học và phần lớn sách giáo khoa chỉ sử dụng một lần, gây lãng phí lớn cho xã hội.Sai phạm tại kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 gây bức xúc trong nhân dân...

Việc sử dụng đất đai, khai thác tài nguyên, khoáng sản ở một số địa phương chưa đúng quy hoạch.Vẫn còn tình trạng phá rừng, khai thác đá, cát, sỏi trái phép, không phép trên một số địa bàn.

Việc đền bù, tái định cư khi thu hồi đất chưa công khai, minh bạch.Giá bồi thường chưa phù hợp; còn một số sai phạm, tham nhũng trong lĩnh vực đất đai chưa được giải quyết.

Tình trạng ô nhiễm môi trường, hoạt động nhập khẩu, mua bán phế liệu có chiều hướng diễn biến phức tạp nhưng chưa được kiểm soát chặt chẽ.

Đối với những dự án luật quan trọng, liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, cử tri cho rằng cần phải lấy ý kiến rộng rãi, có cách làm thực chất, hiệu quả hơn để tạo sự đồng thuận xã hội, đảm bảo tính khả thi, và nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân.

Bên cạnh đó, việc sắp xếp lại bộ máy ở một số nơi vẫn còn thiếu đồng bộ.Việc tinh giản biên chế chưa gắn với cơ cấu lại tổ chức bộ máy. Một số nơi còn sai phạm trong bổ nhiệm, tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức.

Nhiều doanh nghiệp và người dân vẫn phải chi những khoản ngoài quy định khi thực hiện các thủ tục hành chính, và chưa hài lòng khi những biểu hiện tiêu cực này chủ yếu được phát hiện thông qua phản ánh, tố giác của người dân hoặc qua báo chí, rất ít được phát hiện thông qua đấu tranh nội bộ, tự phê bình và phê bình.

Cử tri còn phản ánh về một số vấn đề như lãng phí trong đầu tư công,vi phạm trong đầu tư, khai thác, quản lý một số dự án BOT; chất lượng không bảo đảm của nhiều công trình giao thông, nhất là đường cao tốc.Tình trạng sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng,công tác quản lý mạng xã hội còn nhiều bất cập…

Tại kỳ họp này, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đề nghị Đảng và Nhà nước chỉ đạo tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về các vấn đề xã hội quan tâmđể tạo sự đồng thuận trong xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân.

Chính phủ cần chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tiếp tục cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng hành, lắng nghe và hỗ trợ kịp thời các doanh nghiệp về cơ chế, chính sách.

Cùng với đó, Chính phủ, Bộ TN-MT, chính quyền các địa phương tăng cường công tác quản lý đất đai; rà soát, sửa đổi, hoàn thiện các chính sách, quy định pháp luật, nhất là các quy định liên quan đến thu hồi đất, đảm bảo công khai, minh bạch, hài hòa giữa quyền lợi của người dân, Nhà nước và doanh nghiệp; nâng cao trách nhiệm trong quản lý khai thác và sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường, xử lý nghiêm các vi phạm.

MTTQ đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ GD-ĐT, các bộ, ngành có liên quan và chính quyền các địa phương tiếp tục xử lý nghiêm các sai phạm, tiêu cực trong tổ chức thi và chấm thi; chỉ đạo Bộ Nội vụ và chính quyền các địa phương giải quyết kịp thời tình trạng vừa thừa, vừa thiếu, mất cân đối cục bộ giáo viên...

Cùng với đó, MTTQ đề nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, tiếp tục quan tâm đến chất lượng xây dựng pháp luật, kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành, bảo đảm đồng bộ, khả thi của hệ thống pháp luật.

Cùng với đó, tổ chức Đảng và Nhà nước, chính quyền các cấp cần tiếp tục đề cao trách nhiệm trong sắp xếp tổ chức bộ máy gắn với tinh giản biên chế, đảm bảo tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; cán bộ đề cao trách nhiệm nêu gương, tích cực đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí...

Lam Thanh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
3 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cử tri và nhân dân bức xúc vì nạn tham nhũng