Là một trong những điểm du lịch nổi tiếng ở Trung Quốc, Cung điện mùa Hè Bắc Kinh – một kiệt tác kiến trúc mang giá trị lịch sử và văn hóa của Trung Quốc đã gây nhiều tranh cãi.

Cung điện mùa hè Bắc Kinh - kiệt tác kiến trúc gây tranh cãi

Nhật Hạ | 17/02/2021, 17:00

Là một trong những điểm du lịch nổi tiếng ở Trung Quốc, Cung điện mùa Hè Bắc Kinh – một kiệt tác kiến trúc mang giá trị lịch sử và văn hóa của Trung Quốc đã gây nhiều tranh cãi.

Nằm ở phía đông bắc Bắc Kinh, Di Hòa Viên hay Cung điện Mùa hè cũ (Old Summer Palace) được gọi để phân biệt với Cung điện Mùa hè mới được xây dựng vào 2015 tại Hoành Điếm, tỉnh Chiết Giang - cách 1.000km cung điện thật ở Bắc Kinh.

Nếu như Cung điện Mùa hè mới ở Triết Giang là điểm du lịch được mô phỏng thì Cung điện Mùa hè cũ là tàn tích của một công trình kiến ​​trúc trang nghiêm từng bị liên quân Anh Pháp đốt cháy trong Chiến tranh nha phiến lần thứ hai.

Cung điện Mùa hè cũ, di sản UNESCO

Cung điện Mùa hè ở Bắc Kinh có lịch sử tồn tại trên 800 năm, được các hoàng đế đời Thanh xây dựng. Đây là một quần thể kiến trúc gồm các ngôi đình và vườn, nổi tiếng về nghệ thuật hoa viên truyền thống của Trung Quốc được xây dựng là khu vui chơi giải trí nổi tiếng dành riêng cho vua chúa các triều đại Trung Hoa. Thế nhưng, nơi đây giờ chỉ là những bộ sưu tập đổ nát giữa các khu hồ yên tĩnh.

Vào năm 1860, Cao ủy của Anh tại Trung Quốc, Lord Elgin, ra lệnh cho quân đội phá hủy cả Cung điện Mùa hè và Cung điện Mùa hè cũ để trả thù cho việc giết một số sứ thần Anh đến Bắc Kinh. Đến năm 1900, nơi này lại một lần nữa bị quân liên minh Mỹ-Nga-Anh tàn phá.

Đây là một địa điểm du lịch mang giá trị văn hóa và lịch sử của Trung Quốc. Và có nhiều tranh cãi xoay quanh việc xây dựng và khôi phục lại di sản này.

khachthamquan.jpg

Khách tham quan tàn tích của Cung điện Mùa hè cũ vào tháng 5.2020 - Ảnh: Ju Huanzong / Xinhua / Getty Images

Mỗi năm, Cung điện Mùa hè thu hút hàng chục nghìn du khách đến đây để xem những cột trụ và gạch đá đổ nát, điểm xuyết một khung cảnh nhếch nhác của cây cối và cỏ dại. Chúng là biểu tượng mạnh mẽ của "thế kỷ ô nhục" của Trung Quốc, một thuật ngữ mà Bắc Kinh sử dụng để mô tả cho giai đoạn từ khi bắt đầu Chiến tranh nha phiến năm 1839 đến khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào năm 1949.

Trong nhiều thập kỷ, các học giả và chuyên gia ở Trung Quốc đã gợi ý rằng cung điện nên được xây dựng lại để tôn vinh “sự vĩ đại trong quá khứ” của Trung Quốc. Và thế là Cung điện mua hè mới được đầu tư hàng triệu đô đã được ra đời cách Bắc Kinh cả nghìn km. Còn với Cung điện Mùa hè cũ, Cục Di sản Văn hóa Quốc gia (NCHA), cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm bảo vệ các di tích văn hóa, đã bác bỏ đề xuất trùng tu mới nhất vào tháng 11.

NCHA cho rằng giá trị của khu di tích này nằm ở "tình trạng lịch sử bị tàn phá bởi những kẻ xâm lược nước ngoài". "Địa điểm và những tàn tích của nó như một lời cảnh báo cho thế hệ con cháu của chúng ta rằng họ sẽ không bao giờ quên nỗi nhục quốc gia”, cơ quan này  tuyên bố. Đối với một số nhà nghiên cứu và phê bình, thông báo này là một động thái chính trị rõ ràng, đó là ủng hộ Trung Quốc và chống lại nước ngoài.

Cung điện Mùa hè – kiệt tác kiến trúc

Từ đầu thế kỷ 18, Cung điện Mùa hè Bắc Kinh đã trở thành một khu nghỉ dành riêng cho giới thượng lưu cầm quyền của triều đại nhà Thanh. Kiến ​​trúc lộng lẫy của Old Summer Palace được so sánh với Cung điện Versailles của Pháp.

Ying-chen Peng, Giáo sư và Chuyên gia nghệ thuật Trung Quốc tại Đại học Mỹ ở Washington DC, cho biết trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại trên CNN: “Cung điện Mùa hè bao gồm 5 dinh thự trong vườn của các hoàng đế nhà Thanh. Và trong mỗi khu vườn có các cụm tòa nhà, thậm chí là cả ao hồ và hệ thống nước nhân tạo. Đó thực sự là một viên ngọc quý của kiến ​​trúc Trung Quốc”.

cungdienmuahecu.jpg

Một ngôi đền trong đống đổ nát của Cung điện Mùa hè cũ vào khoảng năm 1860 - Ảnh: Hulton Archive / Getty Images

Mặc dù việc xây dựng bắt đầu dưới thời trị vì của Hoàng đế Khang Hy vào đầu những năm 1700, nhưng khu phức hợp dưới thời cai trị của Hoàng đế Càn Long - cháu nội của Khang Hy đã được mở rộng. Ngoài việc mở rộng quy mô khu phức hợp, Càn Long còn tìm cách đa dạng hóa kiến ​​trúc”, theo Peng.

"Càn Long coi Cung điện mùa hè như một (phiên bản) thu nhỏ đế chế của mình. Ông ấy đã thực hiện một số chuyến đi đến miền nam Trung Quốc ... và bị mê hoặc bởi vẻ đẹp của nó", Peng nói về cái gọi là "các chuyến thị sát" của hoàng đế. "Sau khi trở về từ những chuyến đi này, hoàng đế đã ra lệnh cho các kiến ​​trúc sư tái tạo lại những cảnh hoặc địa điểm nổi tiếng mà ông ấy đã trải nghiệm và đánh giá cao”.

Các ví dụ do Peng đưa ra bao gồm Ruyuan (Garden of Ease), một bản sao của một khu vườn ở thủ đô cũ của Trung Quốc, Nam Kinh và Anlanyuan (hay Tranquil Wave Garden), dựa trên một khu vườn cùng tên ở Haining, tỉnh Chiết Giang.

Vào thời điểm này, Càn Long còn ủy nhiệm cho các nhà truyền giáo Dòng Tên (Jesuit) thiết kế một số cung điện và đài phun nước theo phong cách châu Âu. Những cấu trúc này tiêu biểu cho cái mà Peng gọi là kiến ​​trúc lai tạp với những mặt tiền bằng đá của phương Tây được xây trên khung gỗ truyền thống của Trung Quốc.

cungidenmuahecu2.jpg

Tàn tích của một dinh thự mang phong cách phương Tây do nhiếp ảnh gia người Đức Ernst Ohlmer chụp vào những năm 1870, hơn một thập kỷ sau cuộc tấn công của người châu Âu vào Cung điện Mùa hè cũ -  Ảnh: Ernst Ohlmer

Cung điện Mùa hè cũng là nơi lưu trữ một số tác phẩm nghệ thuật và hiện vật quý giá nhất của quốc gia. Khi những người lính Anh-Pháp đến theo lệnh của Elgin để lục soát đã đánh cắp nhiều vật phẩm trước khi đốt nó. Có lẽ nổi tiếng nhất trong số các kho báu bị cướp phá là hàng chục đầu con vật bằng đồng, đại diện cho 12 con giáp trong cung hoàng đạo, mà từ lâu Trung Quốc đã tìm cách thu hồi từ nước ngoài. (Hơn một nửa hiện đã được Trung Quốc lấy về thông qua đấu giá và quyên góp. Trung Quốc xem đây là nhiệm vụ quốc gia, thậm chí còn truyền cảm hứng cho một bộ phim hành động của Thành Long năm 2012 về đề tài những bức tượng vẫn bị mất tích cho đến ngày nay.)

Trong khi đó, Cung điện Mùa hè gần đó (đôi khi được gọi là Cung điện Mùa hè "mới", để tránh nhầm lẫn) đã được hưởng lợi từ nhiều lần xây dựng lại. Gần 30 năm sau cuộc tấn công đầu tiên, Từ Hi Thái hậu, khi đó là người có quyền lực tối cao trên thực tế của Trung Quốc, đã ra lệnh xây dựng lại một số công trình kiến ​​trúc hoàng gia bị hư hại và đặt cho chúng cái tên Yiheyuan ("Khu vườn của sức khỏe và sự hài hòa").

Khu phức hợp đã được tân trang lại và những khu vườn xa hoa của nó vẫn tồn tại sau thời kỳ hỗn loạn và được thêm vào Danh sách Di sản Thế giới của UNESCO là "kiệt tác của thiết kế cảnh quan vườn Trung Quốc" vào năm 1998. Trong khi đó, Cung điện Mùa hè cũ thì bị đình trệ.

Tranh cãi về việc khôi phục di sản

Vào đầu thế kỷ 20, Cung điện Mùa hè bị biến thành một kho chứa vật liệu xây dựng. Các công trình kiến ​​trúc gần đó thường được làm từ, hoặc ít nhất là được trang trí bằng những mảnh vỡ lấy từ đống đổ nát.

Kể từ khi bắt đầu kỷ nguyên cải cách của Trung Quốc vào cuối những năm 1970, một số kế hoạch lớn đã được thực hiện để khôi phục Cung điện Mùa hè. Năm 1984, một đề xuất khôi phục một phần một số hạng mục xuất hiện, và trong những năm 1990, cũng có kế hoạch sử dụng vốn đầu tư nước ngoài để tài trợ cho một bản sao thu nhỏ của Cung điện Mùa hè Cũ trên cùng địa điểm, tuy nhiên, không có kế hoạch nào được thực hiện cả. Một kế hoạch trùng tu cuối cùng đã được phê duyệt vào năm 2000, mặc dù các chuyên gia khảo cổ và môi trường đã "nhanh chóng tố cáo" trên một tờ tạp chí. Những tranh cãi xoay quanh việc liệu công viên có được bảo tồn nguyên trạng, khôi phục một phần, xây dựng lại một phần hay khôi phục hoàn toàn đã lan truyền trên các phương tiện truyền thông báo chí trongvà mỗi khi một sự cố mới liên quan đến khu vườn thì các cuộc tranh cãi lại xảy ra.

cungdienmuahe2.jpg

Du khách đến Old Summer Palace vẫn có thể đi thuyền trên mạng lưới các hồ và đường thủy của khu phức hợp - Ảnh: Adrian Bradshaw / EPA / Shutterstock

Phải nói rằng, Trung Quốc đã chi rất nhiều tiền cho những dự án là di sản quốc gia, từ năm 2005, chính quyền trung ương đã phân bổ 1,9 tỷ nhân dân tệ (294 triệu USD) cho một dự án dài hạn nhằm khôi phục từng đoạn Vạn Lý Trường Thành. Toàn bộ thị trấn cổ Dukezong ở quận Shangri-la, tỉnh Vân Nam đã được xây dựng lại với chi phí 1,2 tỷ nhân dân tệ (186 triệu USD) sau trận hỏa hoạn năm 2014, theo truyền thông nhà nước Trung Quốc.

Nhưng chi phí liên quan đến việc xây dựng lại toàn bộ Cung điện Mùa hè Cũ có thể là một điều kỳ lạ. Vào năm 2008, một bản sao kích thước đầy đủ của khu phức hợp - về cơ bản là một phim trường lớn với một số cảnh quan xung quanh - được xây dựng tại tỉnh Chiết Giang với chi phí được báo cáo là 30 tỷ NDT (4,6 tỷ USD nhưng sau đó đã đội thêm khoảng 10 tỷ NDT. Và việc khôi phục lại bản gốc của Bắc Kinh sẽ "chắc chắn đắt hơn thế", Peng suy đoán.

cungidenmuahe2.jpg

Quang cảnh từ trên không của một bản sao Cung điện Mùa hè cũ được xây dựng tại Hengdian World Studios với chi phí được báo cáo là 30 tỷ NDT (4,6 tỷ USD) - Ảnh: Jie Zhao / Corbis News / Getty Images

Trải nghiệm bằng công nghệ thực tế ảo

Nhà văn và nhà sử học về triều đại nhà Thanh Jeremiah Jenne, người đã sống ở Bắc Kinh từ năm 2002 và thường xuyên đến thăm Cung điện Mùa hè cũ với các sinh viên, tin rằng không cần phải xây dựng lại hoàn toàn. Tuy nhiên, ông nói, lịch sử của khu di tích dù sao cũng có thể được giải thích một cách tốt hơn cho du khách. Ngoài ra, bằng cách sử dụng công nghệ thực tế ảo, cách mà nhiều bảo tàng trên thế giới hiện đang sử dụng trên toàn thế giới.

Ông nói: “Tàn tích có sức mạnh, cho phép bạn sử dụng trí tưởng tượng của mình, điều này có thể làm tăng thêm sự sâu sắc cho trải nghiệm của du khách”.

cungdienmuahe3.jpg

Đền Zhengjue, một trong số ít các phần của Cung điện Mùa hè cũ đã được trùng tu - Ảnh: Li He / Xinhua / GettyImages

Các chuyên gia từ Đại học Thanh Hoa đã tiến hành một số cách để tái tạo Cung điện Mùa hè cũ ở dạng kỹ thuật số. Theo truyền thông Trung Quốc, các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu hơn 10.000 hồ sơ lịch sử để tạo ra hơn 4.000 biểu đồ thiết kế và 2.000 mô hình kiến ​​trúc kỹ thuật số. Kết hợp lại, chúng hiển thị lại ít nhất nhất 60% cấu trúc ban đầu.

Cách sử dụng công nghệ thực tế ảo này cho phép chúng ta có thể trải nghiệm vẻ đẹp lộng lẫy ban đầu của khu phức hợp hoàng gia, vì đề xuất khôi phục lại Cung điện Mùa hè cũ - trong số những kế hoạch lớn nhất và đầy tham vọng nhất để khôi phục lại những tàn tích dường như đã chết ở trong nước.

cungidenmuahe4.jpg

Du khách đi bộ giữa đống đổ nát của Cung điện Mùa hè cũ năm 2008 - Ảnh: Michael Reynolds / EPA / Shutterstock

Giáo sư Peng nói “Thế nhưng, sẽ không lâu nữa lại có một kế hoạch khác xuất hiện và khơi lại cuộc tranh luận phải làm gì với địa điểm này, và làm thế nào để giải thích về một “thế kỷ sỉ nhục” của Trung Quốc. Tôi vui vì thấy chiều hướng cuộc thảo luận ngày càng đa dạng hơn. Bởi vì trong những năm 1980 – 1990, người ta chỉ thấy sự xấu hổ của quá khứ Trung Quốc”.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 3: Đầu tư phát triển, xuất nhập khẩu đều ghi điểm tốt
Trên các lĩnh vực quan trọng như xuất nhập khẩu, đầu tư phát triển, tài chính - ngân hàng - chứng khoán, tiêu dùng, thu chi ngân sách đều có sự cải thiện, thay đổi theo hướng tích cực.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cung điện mùa hè Bắc Kinh - kiệt tác kiến trúc gây tranh cãi