Cùng mặt bằng pháp lý như nhau, tại sao các dự án nhà ở tại TP.HCM lại bị vướng, nhưng tại các địa phương khác thì không bị? Các dự án nhà ở thương mại có quỹ đất hỗn hợp như nhau, nhưng một số dự án được phê duyệt đầu tư xây dựng, trong khi nhiều dự án khác lại không”.

Cùng pháp lý, tại sao chỉ dự án nhà ở tại TP.HCM bị vướng?

24/12/2019, 06:56

Cùng mặt bằng pháp lý như nhau, tại sao các dự án nhà ở tại TP.HCM lại bị vướng, nhưng tại các địa phương khác thì không bị? Các dự án nhà ở thương mại có quỹ đất hỗn hợp như nhau, nhưng một số dự án được phê duyệt đầu tư xây dựng, trong khi nhiều dự án khác lại không”.

Bất động sản TP.HCM suy giảm mạnh trong 2 năm qua - Ảnh: Phan Diệu

Đây là kiến nghị được ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) gửi tới hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp năm 2019 với chủ đề “Phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp - hội nhập, hiệu quả, bền vững” diễn ra ngày 23.12.2019.

Theo ông Châu, báo cáo môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới vừa công bố cho thấy, chỉ số môi trường kinh doanh của nước ta năm 2019 từ vị trí 69 xuống vị trí 70/190 nền kinh tế được khảo sát. Trong khu vực Asean, nước ta chỉ đứng mức giữa và đang bị bỏ lại khá xa so với Singapore (2/190), Malaysia (15/190), Thái Lan (27/190) và Brunei (55/190).

Vào giữa tháng 10.2019, báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 2018 của Diễn đàn Kinh tế thế giới xếp hạng nước ta với vị trí 77/140 nền kinh tế được khảo sát, giảm 3 bậc so với năm 2017.

Ngân hàng Thế giới và Diễn đàn Kinh tế thế giới đều đánh giá Việt Nam đã có nhiều cải cách, năm 2018 tăng điểm so với năm 2017, nhưng vẫn bị tụt hạng, là do nhiều nước khác có tốc độ cải cách mạnh mẽ và tiến nhanh hơn nước ta. Ông Châu cho rằng đây là điều rất đáng phải suy nghĩ và tìm giải pháp khắc phục hiệu quả trong thời gian tới.

Mới đây, tổ chức xếp hạng tín nhiệm (Moody’s Investors Service) công bố giữ nguyên hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam, nhưng điều chỉnh triển vọng xuống tiêu cực, bắt nguồn từ nhận định vẫn tiềm ẩn rủi ro (tuy không đáng kể) của việc chậm trả nghĩa vụ nợ gián tiếp của Chính phủ. Trên cơ sở đánh giá này, Moody’s đã hạ bậc triển vọng tín nhiệm của 18 ngân hàng thương mại Việt Nam.

“Hiện nay, môi trường kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản vẫn chưa minh bạch, chưa công bằng, vẫn còn tù mù, vẫn còn dấu hiệu nhóm lợi ích hoặc kiểu chủ nghĩa tư bản thân hữu.

Cùng mặt bằng pháp lý như nhau, tại sao các dự án nhà ở tại TP.HCM lại bị vướng, nhưng tại các địa phương khác thì không bị vướng? Các dự án nhà ở thương mại có quỹ đất hỗn hợp xen kẹt đất nhà nước quản lý như nhau, nhưng có một số dự án được phê duyệt đầu tư xây dựng, trong khi nhiều dự án khác lại chưa được phê duyệt, chưa đảm bảo tính công bằng”, ông Châu đặt câu hỏi.

Trong 2 năm qua, thị trường bất động sản TP.HCM đã bị sụt giảm mạnh nguồn cung dự án và nguồn cung sản phẩm nhà ở, nhất là tình trạng quá thiếu nhà ở thương mại có giá vừa túi tiền và nhà ở xã hội. Nhiều dự án nhà ở bị “đứng hình” do không thực hiện được các thủ tục đầu tư xây dựng, hoặc bị dừng triển khai.

Chủ tịch HoREA nói rằng, tình trạng trên đây bắt nguồn từ 5 nguyên nhân. Thứ nhất là hệ thống pháp luật chưa thật đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ. Thứ hai, phương thức xây dựng các Luật phổ biến theo kiểu "luật khung; luật ống" dẫn đến khó đấu tranh với các lợi ích cục bộ của Bộ, ngành đề xuất luật. Thứ ba, khâu yếu nhất vẫn là công tác thực thi pháp luật, trong đó có việc quy định về các điều kiện, cơ chế của một số văn bản dưới luật. Thứ tư, quy trình, thủ tục hành chính nhìn chung vẫn còn rườm rà, bất cập. Cuối cùng, trách nhiệm và năng lực thi hành công vụ của một số cán bộ, công chức, viên chức nhà nước còn hạn chế; tệ nạn nhũng nhiễu chưa được khắc phục.

Trong lĩnh vực kinh tế, cộng đồng doanh nghiệp mong muốn và yêu cầu Nhà nước kiến tạo môi trường kinh doanh minh bạch, công bằng, bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh. Trong đó, minh bạch là yêu cầu hàng đầu, có tính quyết định nhất. Có minh bạch thì mới có công bằng, bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh.

Do vậy, HoREA đề nghị Thủ tướng quan tâm chỉ đạo quyết liệt để tháo gỡ các vướng mắc, điểm nghẽn của thị trường bất động sản, để thị trường phục hồi và tăng trưởng trở lại, tạo điều kiện cho người dân có nhà ở.

Đồng thời, kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các Bộ, ngành và các địa phương đẩy mạnh rà soát toàn diện và triệt để nhằm cải cách thủ tục hành chính thực chất, ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử, đảm bảo tính phục vụ và trách nhiệm giải trình.

Ngoài ra, cần quan tâm giải quyết, để ổn định trạng thái tâm lý sợ trách nhiệm, đùn đẩy, không dám đề xuất giải quyết hồ sơ, yêu cầu của doanh nghiệp của một số cán bộ công chức thuộc lĩnh vực đất đai, xây dựng, bất động sản, do có xuất hiện yếu tố “rủi ro” trong thi hành công vụ.

Phan Diệu

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn – Bài 4: Giải pháp bền vững
4 giờ trước Bảo vệ môi trường
Để ứng phó với tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt trong mùa khô, nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL đã đưa ra nhiều giải pháp. Tuy nhiên, để thực hiện đồng bộ, hiệu quả, các địa phương cần nguồn vốn đầu tư lớn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cùng pháp lý, tại sao chỉ dự án nhà ở tại TP.HCM bị vướng?