Buổi lễ “Tưởng niệm đồng bào tử vong, cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong đại dịch” được Nhà nước tổ chức vào lúc 20 giờ 30 ngày 19.11.2021 (thứ Sáu) bằng hành động tắt đèn, thắp nến trên cả nước.

Cùng tắt đèn và thắp nến tưởng niệm các nạn nhân tử nạn vì COVID-19

Từ Kế Tường | 18/11/2021, 17:07

Buổi lễ “Tưởng niệm đồng bào tử vong, cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong đại dịch” được Nhà nước tổ chức vào lúc 20 giờ 30 ngày 19.11.2021 (thứ Sáu) bằng hành động tắt đèn, thắp nến trên cả nước.

Hơn 2 năm phòng chống dịch COVID-19, cả nước và TP.HCM đã hết sức nỗ lực để đẩy lùi, ngăn chặn sự bùng phát của vi rút SARS-CoV-2. Đến khi dịch diễn biến phức tạp ở lần thứ 4 thì buộc phải thực hiện giãn cách theo chỉ thị 16 và 16+ kéo dài với những tổn thất không thể tránh khỏi.

cacchua.jpg
Các chùa tại TP.HCM sẽ dành 1 phút tưởng niệm các nạn nhân qua đời vì COVID-19 - Ảnh: Thanh Niên

Đỉnh điểm của đại dịch từ cuối tháng 4, kéo dài tới cuối tháng 10, TP.HCM đã được sự chi viện của Hà Nội không chỉ lực lượng y tế mà cả quân đội cũng vào cuộc để tạo thành sức mạnh phong tỏa, cách ly, đẩy lùi dịch với phương châm “Chống dịch như chống giặc”. Nhờ vậy, đến đầu tháng 11 cả nước và đặc biệt là TP.HCM đã kiểm soát được dịch để bước sang giai đoạn chủ động: “Sống chung với dịch trong trạng thái bình thường mới”.

Để đạt được kết quả như vậy, cả nước đã phải đánh đổi không chỉ tổn thất về kinh tế, gánh nặng xã hội mà còn sự hy sinh của hàng ngàn bệnh nhân, cán bộ, chiến sĩ trong đại dịch. Tính đến ngày 16.11.2021, theo số liệu thống kê của ngành Y tế, cả nước có 23.270 ca tử vong, trong đó TP.HCM chiếm nhiều nhất tới 17.263 ca. Trong tổng số ca tử vong thì nữ chiếm nhiều hơn với 58,5%, nam chiếm 41,5%, trong đó có 38 trẻ em và 62 thai phụ. Nếu phân tích sâu hơn số liệu thì số ca tử vong trên 50 tuổi chiếm 86,5%. Người trên 65 tuổi chiếm 52,3%.

Đây là con số tổn thất quả thật đáng buồn. Đứng trước tình hình dịch bệnh đang căng thẳng, phức phức tạp, có nguy cơ tái bùng phát lần thứ 5 với nguy hiểm khó lường do biến chủng mới, Nhà nước tổ chức buổi lễ “Tưởng niệm đồng bào tử vong, cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong đại dịch” vào 20 giờ 30 ngày 19.11.2021 bằng hành động tắt đèn, thắp nến trên cả nước.

Trong đó, TP.HCM là một điểm cầu quan trọng đã thật sự mang nhiều ý nghĩa về mặt cảm xúc. Đồng thời cũng nhắc nhớ bài học đau xót về con số tổn thất, cảnh báo nguy cơ dịch tái bùng phát để mọi người nâng cao ý thức, chủ động đề phòng, thực hiện nghiêm túc giải pháp 5K dù đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin, tuyệt đối không được chủ quan vì dù tiêm đủ 2 mũi vắc xin vẫn có thể bị lây nhiễm và vẫn có nguy cơ tử vong.

TP.HCM đang thực hiện nghị quyết 128/NQ-CP quy định tạm thời về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19. Do đó, thành phố đã nới lỏng giãn cách, khôi phục xã hội, thực hiện mục tiêu kép trong trạng thái bình thường mới, kích hoạt lại mọi hoạt động để thúc đẩy lại nền kinh tế đã ngưng trệ trong hơn 2 năm phòng chống dịch, trong đó có 6 tháng “phong thành” trong đỉnh điểm đại dịch.

Vì thế, vào lúc 20 giờ 30 ngày thứ Sáu 19.11.2021 trong tâm thế đồng loạt tắt đèn, thắp nến hưởng ứng buổi lễ “Tưởng niệm đồng bào tử vong và cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong đại dịch” mỗi người không chỉ tâm niệm, cúi đầu trước những người đã khuất mà còn là động thái hưởng ứng quyết liệt hành động chống dịch tái bùng phát một cách hiệu quả, tuân thủ nghiêm túc 5K bằng ý thức cảnh giác cộng đồng thật cao.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
7 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cùng tắt đèn và thắp nến tưởng niệm các nạn nhân tử nạn vì COVID-19