Sáng 26.2, thông tin từ BSCK2 Phạm Thanh Phong - Phó giám đốc chuyên môn của Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết các bác sĩ Khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình vừa điều trị thành công một trường hợp gãy đa xương có biến chứng tổn thương mạch máu rất nặng với nguy cơ cao phải cắt bỏ chân, ở một bé gái 15 tuổi.

Cuộc chạy đua cứu bàn chân nữ sinh 15 tuổi

26/02/2020, 13:09

Sáng 26.2, thông tin từ BSCK2 Phạm Thanh Phong - Phó giám đốc chuyên môn của Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết các bác sĩ Khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình vừa điều trị thành công một trường hợp gãy đa xương có biến chứng tổn thương mạch máu rất nặng với nguy cơ cao phải cắt bỏ chân, ở một bé gái 15 tuổi.

Nữ sinh vui mừng khi đã dần bình phục - Ảnh: Phong Phạm

Bệnh nhi là Nguyễn Huỳnh Khả H. (nữ sinh 15 tuổi, ngụ Q.Ô Môn, TP.Cần Thơ). Bệnh nhân nhập viện lúc chiều 18.2 sau khi được sơ cứu từ tuyến dưới. Bệnh nhân bị sưng đau biến dạng đùi phải, vết thương dập nát vùng 1/3 dưới cẳng chân phải, lộ xương. Sau mổ thám sát thấy dập đứt động tĩnh mạch chày trước sau...

Do có đầy đủ thông tin từ tuyến trước nên Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ đã chuẩn bị sẵn sàng các trang thiết bị, phòng mổ và đặc biệt ê kíp bác sĩ vi phẫu… Các bác sĩ nhanh chóng xác định bệnh nhi bị gãy hở gần lìa cẳng chân phải/gãy xương đùi phải. Đây là tổn thương phức tạp bao gồm phần gân cơ xương, thần kinh cũng như cả hai mạch máu quan trọng cung cấp máu cho vùng cổ bàn chân.

Bệnh nhân lúc này đã có biểu hiện của hội chứng thiếu máu cấp tính với các triệu chứng khi thăm khám bàn chân phải: da nhạt màu, bắt đầu tím, bàn chân lạnh, mạch chày trước và chày sau bên phải mất, rối loạn cảm giác và vận động. Do thời gian tổn thương đã kéo dài gần 12 tiếng nên khả năng tiên lượng cắt bỏ chân rất cao.

Khi phẫu thuật, thám sát thấy bệnh nhân bị gãy hở 1/3 dưới hai xương cẳng chân, các gân cơ xung quanh tổn thương đứt rời gần hoàn toàn, đứt lìa động mạch chày sau, dập và tắc hoàn toàn động mạch chày trước. Sau khi bác sĩ phẫu thuật kiểm tra vùng bàn chân, các cơ vẫn còn đáp ứng với kích thích điện, vẫn còn khả năng cứu chữa được nên các bác sĩ quyết định thông nối lại mạch máu, tái lập lại tuần hoàn cho bàn chân, khâu nối lại mạch máu bằng kỹ thuật vi phẫu, cố định xương gãy.

Theo BSCK2 Huỳnh Thống Em - Trưởng khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình, cuộc phẫu thuật nối mạch máu vi phẫu khá khó khăn do kích thước của mạch máu rất nhỏ. Ê kíp phẫu thuật đã sử dụng bộ nối mạch vi phẫu để nối các mạch máu nhỏ (kỹ thuật nối mạch bằng Coupler). Đặc biệt, dùng dụng cụ này sẽ giảm nguy cơ xẹp miệng nối động mạch và tĩnh mạch, vốn có thể làm tăng nguy cơ tắc mạch chết phần chi nối.

Thời gian khâu nối mỗi mạch máu chỉ từ 4-6 phút, bề mặt nối đều nhau, ít rỉ máu miệng nối hơn, độ chính xác cao hơn so với nối bằng kim, chỉ khâu. Trước đây, với những ca phẫu thuật như trên, các bác sĩ thường tiến hành nối mạch máu cho bệnh nhân bằng kim và chỉ khâu. Thời gian để nối một mạch máu bằng chỉ khâu khoảng 30-60 phút và nguy cơ bị hẹp miệng nối và tắc gây hoại tử vạt da rất cao. Do đó, việc rút ngắn thời gian phẫu thuật và an toàn giúp mạch máu bệnh nhân hồi phục nhanh, các mô sớm phục hồi chức năng.

Sau nối, mạch máu thông tốt và các chỉ số xét nghiệm đánh giá tổng quát sức khỏe của bệnh nhân trong giới hạn an toàn, bệnh nhân được theo dõi sát phòng hồi tỉnh. Hiện tại, sau phẫu thuật 7 ngày tình trạng bệnh nhân khá ổn định, vết mổ còn ít dịch thấm băng, bàn ngón chân hồng ấm...

Phong Phạm

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Làm việc với Công an Phú Thọ, Thủ tướng nhấn mạnh cần chuyển đổi số từ cơ sở
17 phút trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Công an tỉnh Phú Thọ cần quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn nữa trong triển khai Đề án 06, theo hướng tổng thể, toàn diện nhưng có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt điểm việc đó.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cuộc chạy đua cứu bàn chân nữ sinh 15 tuổi