Vượt qua 7 đội thi khác, Đội MTA Racer - Học viện Kỹ thuật Quân sự đã cán đích đầu tiên trong Cuộc đua số - cuộc thi công nghệ điều khiển xe không người lái đầu tiên tại Việt Nam. Đây là chủ đề năm 2016 – 2017 của cuộc thi công nghệ thường niên Cuộc đua số do Tập đoàn FPT tổ chức.

Cuộc thi công nghệ điều khiển xe không người lái đầu tiên tại Việt Nam

Thu Anh | 11/05/2017, 09:00

Vượt qua 7 đội thi khác, Đội MTA Racer - Học viện Kỹ thuật Quân sự đã cán đích đầu tiên trong Cuộc đua số - cuộc thi công nghệ điều khiển xe không người lái đầu tiên tại Việt Nam. Đây là chủ đề năm 2016 – 2017 của cuộc thi công nghệ thường niên Cuộc đua số do Tập đoàn FPT tổ chức.

Sau 3 tháng lập trình, sử dụng các thuật toán điều khiển xe, đêm chung kết diễn ra vào ngày 10.5 tại Nhà thi đấu Cầu Giấy (Hà Nội) với sự trình diễn của 8 đội thi xuất sắc. Theo đó, đội vô địch thuộc về Đội MTA Racer - Học viện Kỹ thuật Quân sự với giải thưởng trị giá 450 triệu đồng; Giải nhì: Đội CDIO - Đại học Bách Khoa TP.HCM nhận được 30 triệu đồng; Giải ba: Đội Alpha One - Đại học FPT và Đội LHU Racer 304 - ĐH Lạc Hồng với giá trị 20 triệu đồng/giải.

Phát biểu tại đêm chung kết, ông Trương Gia Bình – Chủ tịch Tập đoàn FPT Việt Nam nhận định: “Việt Nam đang được coi là nguồn cung nhân lực công nghệ trẻ cho cuộc cách mạng 4.0. Các bạn có một sứ mệnh to lớn - những người tiên phong đưa Việt Nam bắt kịp thế giới và không bỏ lỡ cuộc cách mạng chưa từng có này. Bằng kiến thức, ý chí, sự đam mê và quyết tâm, các bạn trẻ sẽ là lực lượng nòng cốt, tiên phong tham gia chuỗi giá trị công nghệ toàn cầu, góp phần đưa Việt Nam có vị trí xứng đáng trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và vì một Việt Nam thịnh vượng.

Cuộc thi thu hút sự tham gia của Trường đại học hàng đầu về công nghệ

Trong suốt quá trình tham gia, 8 đội thi đã được FPT trang bị xe ô tô mô hình, tài liệu đào tạo về công nghệ xử lý ảnh, các thư viện mã nguồn mở. Tại vòng chung kết, các đội thi cần sử dụng kiến thức công nghệ mới như xử lý ảnh (nhận làn đường, xác định vật cản), trí tuệ nhân tạo, học máy kết hợp với kiến thức về điều khiển tự động để xe có thể di chuyển chính xác nhất trên đường thẳng, trong khúc cua, khi leo dốc; biết tự điều chỉnh đường đi, tốc độ khi gặp vật cản.

Được biết, tự vận hành là 1 trong 9 công nghệ trụ cột của cuộc cách mạng 4.0. Nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực này đã được áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới như Robot giao hàng, máy bay và ô tô không người lái, các ứng dụng hỗ trợ người lái trong xe ô tô, trợ lý ảo (Siri, Cortana, Google Now..)… Các ứng dụng này ngày càng thông minh hơn và có khả năng tự động xử lý tình huống thay cho người sử dụng.

Theo dự báo của Gartner lĩnh vực này sẽ có nhiều tiến bộ hơn nữa trong thời gian tới. Theo Mc Kinsey, xe ô tô có kết nối và ứng dụng thông minh sẽ tăng trưởng trung bình 30% trong các năm tới và sẽ chiếm 25% tổng số lượng xe trên toàn thế giới vào năm 2020.

Đội MTA Racer - Học viện Kỹ thuật Quân sự đã cán đích đầu tiên

Những chiếc xe được vận hành bằng cách sử dụng nhữngkiến thức công nghệ mới như xử lý ảnh (nhận làn đường, xác định vật cản), trí tuệ nhân tạo, học máy...

Thu Anh; Ảnh: BTC
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
một giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cuộc thi công nghệ điều khiển xe không người lái đầu tiên tại Việt Nam