Không có dấu hiệu gì ở ngực, bé trai chỉ thấy hay mỏi lưng, sau đó lưng gù, tê yếu 2 chi rồi liệt cứng cả 2 chi. Bệnh nhi được chuyển đến bệnh viện, các bác sĩ phát hiện một khối bướu khổng lồ ở ngực là tác nhân gây ra tình trạng trên.

Cứu sống một bé trai có khối bướu khổng lồ ở ngực

Hồ Quang | 26/12/2017, 14:56

Không có dấu hiệu gì ở ngực, bé trai chỉ thấy hay mỏi lưng, sau đó lưng gù, tê yếu 2 chi rồi liệt cứng cả 2 chi. Bệnh nhi được chuyển đến bệnh viện, các bác sĩ phát hiện một khối bướu khổng lồ ở ngực là tác nhân gây ra tình trạng trên.

Ngày 26.12 bác sĩ Đào Trung Hiếu – Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) cho hay bệnh viện này vừa thực hiện thành công 2 cuộc mổ liên tiếp để bóc tách khối u khổng lồ nằm ở ngực, cứu bé trai 12 tuổi thoát khỏi tình trạng bại liệt.

Bé trai trên làBùi Trung T. (12 tuổi, quê Phú Yên). Theo người nhà của bé T., khoảng 1 năm trước, bệnh nhi có triệu chứng mỏi lưng, lưng bắt đầu gù đi. Hơn 1 tháng trước khi nhập viện, bệnh nhi không tự đi được do tê yếu hai chân nên người nhà lập tức chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 1(TP.HCM).

Tại đây sau khi làm các kỹ thuậtcận lâmsàng,các bác sĩ phát hiện bệnh nhi T. có một khối bướu khổng lồ chèn ép chiếm toàn bộ mặt phổi bên trái.

Bác sĩĐinh Việt Hưng -Khoa Ngoại tổng hợp cho biết khối u khổng lồ này có kích thước lên đến 18cm x 13.5cm x 9cm, nặng 1,5kg và phát triển lan sang cột sống, chèn ép lên tủy.

“Đây là nguyên nhân khiến bệnh nhi vẹo cột sống, tê yếu hai chân. Tuy nhiên sau 2 tuần điều trị nội khoa, tình trạng sức khỏe của bệnh nhi ngày càng xấu đi, sức cơ của chân từ 4/5 giảm xuống còn 1/5, liệt cứng hai chân, mất cảm giác. Do đó các bác sĩ đã quyết định can thiệp phẫu thuật nhằm tránh khối bướu ăn lan mạnh sang các bộ phận khác”, bác sĩ Hưng chia sẻ.

Phân tích của bác sĩ Hưng cho thấy đây là trường hợp khá khó do khối bướu xâm lấn các mạch máu lớn nên quá trình phẫu thuật dễ gây mất máu và nguy cơ tử vong trên bàn mổ là rất cao.

Các khối bướu đã lan sang ống sống, nơi chứa tủy sống và các rễ thần kinh khiến cho bệnh nhi có nguy cơ bị liệt hoàn toàn không hồi phục được. Tuy nhiên, do bệnh nhi không thể chịu đựng được ca phẫu thuật quá dài nên các bác sĩ buộc phải thực hiện cắt bỏ khối bướu thành 2 lần.

Lần phẫu thuật thứ nhất, các bác sĩ quyết định ưu tiên phẫu thuật lấy phần bướu ăn lan trong cột sống, giải áp cho tủy sống. 7 ngày sau ca mổ thứ nhất, bệnh nhi được tiến hành phẫu thuật lần thứ 2 để bóc tách toàn bộ khối bướu còn lại nằm ở khu vực trung thất.Sau 5 giờ đồng hồ, khối bướu nặng 1,5kg, có đường kính 21cm đã được lấy ra trọn vẹn khỏi lồng ngực bệnh nhi.

“Cả 2 lần phẫu thuật đều thành công ngoài mong đợi, một phần nhờ sự tính toán hợp lý, kỹ lưỡng nhưng một phần cũng nhờ sự phối hợp tốt của các bác sĩ Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP. Hiện bệnh nhi đã tỉnh táo, vết mổ tương đối ổn, tình trạng liệt hai chi dưới được cải thiện đáng kể”, bác sĩ Hưng cho biết.

Theo bác sĩ Đào Trung Hiếu thời gian qua bệnh viện này đã gặp nhiều trường hợp bướu khổng lồ ở lồng ngực nhưng với một trường hợp bướu lan vào ống sống, chèn ép tủy như thế này thì lần đầu tiên mới gặp phải. Rất may mắn trường hợp bướu của bệnh nhi T. là dạng bướu lành, khả năng tái phát thấp.

Hồ Quang

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
9 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cứu sống một bé trai có khối bướu khổng lồ ở ngực