Theo phương án được UBND TP.Đà Nẵng thông qua, sẽ tiến hành xây dựng khẩn cấp 10 đoạn kè trọng lực bằng đá hộc có chiều dài 1.741m tại các vị trí trọng yếu, đào 2 con mương dẫn nước và trồng cây để chống sạt lở đang xảy ra tại khu vực xây dựng 40 móng biệt thự trên bán đảo Sơn Trà.

Đà Nẵng đồng ý khẩn cấp xây 1,7 km kè chống sạt lở ở Sơn Trà

Lê Đình Dũng | 27/07/2017, 16:44

Theo phương án được UBND TP.Đà Nẵng thông qua, sẽ tiến hành xây dựng khẩn cấp 10 đoạn kè trọng lực bằng đá hộc có chiều dài 1.741m tại các vị trí trọng yếu, đào 2 con mương dẫn nước và trồng cây để chống sạt lở đang xảy ra tại khu vực xây dựng 40 móng biệt thự trên bán đảo Sơn Trà.

Ngày 27.7, Văn phòng UBND TP.Đà Nẵng cho biết, lãnh đạo thành phố đã đồng ý thông qua phương án do Sở Xây dựng Đà Nẵng tham mưu về việc chống sạt lở trên bán đảo Sơn Trà ở khu vực xây 40 móng biệt thự của Công ty Biển Tiên Sa.

Theo đó, cho phép Công ty cổ phần Biển Tiên Sa đào mương hở có tiết diện 0,4 x 0,6m, dài 475m để gom nước tự nhiên chảy từ núi Sơn Trà đến khu vực dự án Khu du lịch sinh thái Biển Tiên Sa và chuyểnqua 2 dòng suối hiện có rồi chảy ra biển để hạn chế xói lở trực tiếp tại dự án.

Đồng thời, cho xây dựng khẩn cấp 10 đoạn kè trọng lực bằng đá hộc có chiều dài 1.741m tại các vị trí trọng yếu, có nguy cơ sạt lở nặng. Bên cạnh đó, để giảm áp lực cho các tuyến kè dự kiến xây dựng, sẽ cho đào mương tạm dẫn dòng tại các vị trí tụ thủy ra 2 con suối trong khu vực.

Ngoài ra, UBND TP.Đà Nẵng còn yêu cầu Công ty cổ phần Biển Tiên Sa phải có giải pháp trồng nhiều cây xanh tại các tuyến kè để giảm thiểu ảnh hưởng cảnh quan và môi trường.

Do tính cấp bách của việc chống sạt lở, yêu cầu các công trình trên phải xây dựng xongtrước 31.8.2017. Những công trìnhnày sẽ nằm dưới sự giám sát của Sở Xây dựng và UBND quận Sơn Trà.

Trước đó, vào ngày 21.7, Sở Xây dựng TP.Đà Nẵng đã tiến hành kiểm tra thực tế hiện trường dự án. Qua nhận định, hiện toàn bộ dự án khu du lịch (diện tích 30,35ha) đã được thi công san nền phần đường giao thông và các vị trí xây dựng biệt thự đến cao trình thiết kế.

Do địa hình phức tạp, độ dốc lớn nên trong quá trình thi công, phần lớn thảm thực vật hiện có trong phạm vi dự án đã bị đào xới phá bỏ; cấu tạo liên kết của các lớp đất bị thay đổi, taluy mái dốc nền đất không đảm bảo, dẫn đến khả năng sạt lở là rất lớn.

Hiện tại đã xảy ra sạt lở tại nhiều vị trí, trong đó có các hố móng đã thi công; đất đá, đặc biệt là đá mồ côi kích thước lớn và các móng biệt thự đã thi công có khả năng sạt lở xuống biển, gây mất an toàn và ô nhiễm môi trường.

Lê Đình Dũng
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kênh đào Phù Nam - Techo sẽ làm tăng tình trạng hạn mặn ở ĐBSCL
9 giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 23.4, tại TP.Cần Thơ, Ủy hội Sông Mê Kông quốc tế (MRCS) tổ chức hội nghị tham vấn về đề xuất dự án kênh đào Phù Nam - Techo (Campuchia) nhằm thông tin về dự án cũng như các phản hồi, hành động của Ủy hội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đà Nẵng đồng ý khẩn cấp xây 1,7 km kè chống sạt lở ở Sơn Trà