Sáng 29.3, UBND TP.Đà Nẵng tổ chức lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt thành Điện Hải và khởi công dự án tu bổ, phục hồi, tôn tạo di tích.

Đà Nẵng: Thành Điện Hải được công nhận di tích quốc gia đặc biệt

Lê Đình Dũng | 29/03/2018, 14:02

Sáng 29.3, UBND TP.Đà Nẵng tổ chức lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt thành Điện Hải và khởi công dự án tu bổ, phục hồi, tôn tạo di tích.

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ cho biết, trong suốt chiều dài đất nước, Đà Nẵng là vị trí chiến lược quan trọng. Nhận thấy điều đó, triều trình nhà Nguyễn đã cho xây dựng nhiều công trình quốc phòng quan trọng tại đây, trong đó, có thành Điện Hải.

Thành Điện Hải trước đây gọi là đồn Điện Hải, được xây dựng vào năm 1812 gần mép nước tả ngạn sông Hàn. Đến năm 1823 được di chuyển vào vị trí hiện nay.

Năm 1835, đồn Điện Hải được đổi tên là thành Điện Hải. Thành được xây bằng gạch theo kiểu Vauban của phương Tây, chu vi 556 m, cao 5 m, hào sâu 3 m. Bên trong có hành cung, kỳđài, kho đạn, kho thuốc súng, kho lương thực, vọng gác và được bố trí 30 khẩu đại bác cỡ lớn.

Trải qua gần 200 năm, thành Điện Hải chịu nhiều tác động của thiên nhiên, sự tàn phá của chiến tranh và cả con người nên đã xuống cấp trầm trọng. Năm 1988, thành Điện Hải được xếp hạng di tích cấp quốc gia nhưng không được bảo vệ mà còn bị xâm hại nặng nề hơn.

Súng thần công trong thành Điện Hải

Chính quyền Đà Nẵng đã từng cho làm bảo tàng trong thành Điện Hải,phá vỡ kiến trúc cảnh quan vốn có

Năm 2016, TP.Đà Nẵng đã chỉ đạo triển khai nhiều biện pháp để từng bước tu bổ, phục hồi, tôn tạo di tích.

Hiện nay, Đà Nẵng đang khảo sát quy hoạch ở khu vực này thành một quảng trường, trong đó Thành Điện Hải được xác định là trung tâm.

Cũng trong buổi sáng cùng ngày, dự án tu bổ, phục hồi, tôn tạo di tích thành Điện Hải giai đoạn 1 đã chính thức được khởi công, dự kiến hoàn thành vào tháng 10.2018 với tổng kinh phí 102,7 tỉ đồng.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Ngọc Thiện, Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL nói, thành Điện Hải có giá trị lịch sử đăc biệt, là biểu tượng của ý chí quật cường, biểu tượng yêu nước của con người Việt Nam. Thành gắn với những chiến công, những tên tuổi lớn và hàng ngàn chiến sĩ đã ngã xuống trong công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm để giữ vững chủ quyền, làm rạng danh non sông Việt Nam.

Ông Thiện cũng đề nghị Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP.Đà Nẵng triển khai lập quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị của di tích gắn với phát triển kinh tế xã hội của Đà Nẵng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Nội dung quy hoạch cần làm rõ những bảo tồn như quy hoach tổng mặt bằng, tiến hành tôn tạo phục hồi các yếu tố gốc trong khu vực nội thành như: kè, hào và các di sản văn hóa phi vật thể. Xây dựng không gian trưng bày hiện vật gắn liền với không gian tưởng niệm anh hùng, nghĩa sĩ đã hy sinh. Xây dựng phương án khai thác du lịch văn hóa kết nối điểm di tích đặc biệt này với các di tích, danh lam thắng cảnh khác của TP.Đà Nẵng và các tỉnh lân cận để di tích trở thành điểm đến du lịch thực sự hấp dẫn, thu hút khách tham quan. Đổi mới công tác giới thiệu về di tích bằng những hình thức phù hợp, qua đó nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di tích trong cộng đồng. Kiện toàn bộ máy quản lý di tích phù hợp với quy định pháp luật về phân cấp quản lý di tích đáp ứng nhu cầu bảo về và phát huy giá trị di tích của địa phương trong điều kiện hiện nay.

Bài và ảnh: Lê Đình Dũng
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
TP.HCM long trọng tổ chức Lễ giỗ tổ Hùng Vương
một giờ trước Văn hóa
Sáng 18.4 (tức mùng 10 tháng 3 âm lịch), tại Khu tưởng niệm các vua Hùng, Công viên Lịch sử - Văn hóa dân tộc, P.Long Bình, TP.Thủ Đức, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM tổ chức Lễ giỗ tổ Hùng Vương năm Giáp Thìn 2024 với chủ đề “Nhớ ơn Quốc tổ Hùng Vương”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đà Nẵng: Thành Điện Hải được công nhận di tích quốc gia đặc biệt