Từ đầu năm đến ngày 30.6 vừa qua, hàng dự trữ quốc gia để cứu trợ, hỗ trợ được xuất cấp với tổng giá trị khoảng 716,4 tỉ đồng.
Kinh tế - đầu tư - dự án

Đã xuất cấp hơn 700 tỉ đồng hàng dự trữ quốc gia

Tuyết Nhung 20:32 11/07/2024

Từ đầu năm đến ngày 30.6 vừa qua, hàng dự trữ quốc gia để cứu trợ, hỗ trợ được xuất cấp với tổng giá trị khoảng 716,4 tỉ đồng.

Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị trực tuyến sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai thực hiện nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024 của ngành dự trữ nhà nước (DTNN) ngày 11.7.

thu-truong-le-tan-can.jpg
Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận tại Hội nghị

Theo đó, từ đầu năm đến ngày 30.6.2024, Thủ tướng Chính phủ, Thủ trưởng các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia (DTQG) theo thẩm quyền đã có các quyết định xuất cấp hàng DTQG để cứu trợ, hỗ trợ, tổng giá trị hàng đã xuất cấp khoảng 716,4 tỉ đồng, trong đó: Bộ Tài chính thực hiện xuất cấp 51.631 tấn gạo, trị giá khoảng 687 tỉ đồng. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện xuất cấp hàng trị giá khoảng 11,6 tỉ đồng. Bộ Quốc phòng xuất cấp hàng trị giá khoảng 17,8 tỉ đồng.

Bên cạnh đó, Tổng cục DTNN đã triển khai mua nhập 220.000 tấn gạo. Đối với kế hoạch mua vật tư, thiết bị DTQG, Tổng cục DTNN đã giao chỉ tiêu kế hoạch nhập cho các đơn vị và tổ chức triển khai thực hiện mua hàng theo quy định.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận đề nghị cần tiếp tục và tăng cường xây dựng hoàn thiện cơ chế chính sách về dự trữ quốc gia, tạo hành lang pháp lý đảm bảo chặt chẽ, công khai, minh bạch, hiệu quả; trong đó trọng tâm là xây dựng hoàn thiện hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia phù hợp với Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn; Luật Dự trữ quốc gia và các pháp luật có liên quan.

Tập trung nghiên cứu xây dựng hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật đối với hàng dự trữ quốc gia để làm cơ sở xây dựng các chính sách, cơ chế liên quan đến việc nhập, xuất, bảo quản hàng dự trữ.

Về công tác nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia, Thứ trưởng Lê Tấn Cận đề nghị cần tập trung hoàn thành kế hoạch nhập hàng tăng cường nguồn lực DTQG; thực hiện bảo đảm công tác nhập, xuất, mua, bán, thanh quyết toán hàng DTQG đảm bảo công khai, minh bạch, tiết kiệm và hiệu quả. Bên cạnh đó, chuẩn bị tốt mọi nguồn lực DTQG; chủ động triển khai thực hiện xuất cấp hàng DTQG khi có quyết định của cấp có thẩm quyền đảm bảo nhanh chóng, kịp thời.

Đặc biệt cần đẩy mạnh công tác phân cấp, phân quyền trong triển khai thực hiện nhiệm vụ, trong đó tập trung phân cấp, phân quyền cho các đơn vị nhằm phát huy khả năng chủ động, sáng tạo, nâng cao năng lực cán bộ thực thi nhiệm vụ, nhất là trong công tác đấu thầu nhập vật tư, thiết bị hàng DTQG.

Ngoài ra chú trọng nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền phương thức quản lý về xăng, dầu DTQG để tận dụng được các điều kiện sẵn có về kho tàng, công nghệ (về bảo quản hàng, về phương thức mua, cơ chế ký hợp đồng quyền mua, thuê bảo quản hàng), nhân lực có chuyên môn sâu, qua đó phát huy tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước.

"Tăng cường rà soát, xây dựng kế hoạch hàng DTQG đảm bảo sát thực tế, tránh tình trạng nhiệm vụ đã được bố trí kinh phí nhưng không thực hiện được phải hủy dự toán, chuyển nguồn dự toán, gây lãng phí nguồn ngân sách nhà nước, không đảm bảo mục tiêu dự trữ quốc gia theo quy định", Thứ trưởng Bộ Tài chính nhấn mạnh.

Bài liên quan
Xuất cấp hàng dự trữ quốc gia bổ sung cho Bộ Quốc phòng và TP.HCM chống dịch
Chính phủ quyết định xuất cấp hàng từ nguồn dự trữ quốc gia, bổ sung kinh phí cho UBND TP.HCM và Bộ Quốc phòng để phòng chống dịch COVID-19.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
6 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đã xuất cấp hơn 700 tỉ đồng hàng dự trữ quốc gia