Đại biểu Lê Công Nhường (Bình Định) kiến nghị Chính phủ chấp nhận cho Trường đại học FPT triển khai thí điểm thu học phí bằng bitcoin đối với sinh viên nước ngoài trong một thời gian nhất định để giúp xây dựng đề án của Thủ tướng một cách tốt hơn.

Đại biểu Quốc hội kiến nghị cho Đại học FPT thu học phí bằng bitcoin

Trí Lâm | 01/11/2017, 11:01

Đại biểu Lê Công Nhường (Bình Định) kiến nghị Chính phủ chấp nhận cho Trường đại học FPT triển khai thí điểm thu học phí bằng bitcoin đối với sinh viên nước ngoài trong một thời gian nhất định để giúp xây dựng đề án của Thủ tướng một cách tốt hơn.

Nên cho thí điểm bitcoin

Phát biểu tại phiên thảo luận sáng nay, đại biểu Lê Công Nhường (Bình Định) dẫn ra việc Trường đại học FPT dự kiến thu học phí sinh viên nước ngoài bằng bitcoin và bị Ngân hàng Nhà nước “tuýt còi”. Trong khi đó, Thủ tướng đã ban hành quyết định phê duyệt đề án hoàn thiện khung pháp lý cho quản lý tiền ảo, tiền điện tử.

“Tôi mong Chính phủ tìm lời giải sớm trong bối cảnh hoạt động mua bán đang diễn ra nhộn nhịp. Một số nước công nhận tiền ảo là phương tiện thanh toán như Nhật Bản, Phần Lan”, ông Nhường bày tỏ và kiến nghị Chính phủ chấp nhận cho Đại học FPT triển khai thí điểm thu học phí bằng bitcoin đối với sinh viên nước ngoài trong một thời gian nhất định để giúp xây dựng đề án của Thủ tướng một cách tốt hơn.

Trước đó, Đại biểu Phạm Phú Quốc (TP.HCM) cho biết các giao dịch mua bán bitcoin vẫn diễn ra, dù có hay không có luật. Chỉ cần một cú nhấp chuột, người Việt Nam có thể thực hiện việc mua bán đồng tiền ảo này và giao dịch chuyển tiền rất nhanh chóng, dễ dàng.

Hơn nữa, đại biểu Quốcphân tích việc mua bán đã hình thành quan hệ giao dịch dân sự, cần có chính sách để giám sát và bảo vệ quyền lợi của những người liên quan, phải thu thuế, phải quản lý để đảm bảo quyền tự do thương mại, tự do kinh doanh của người dân.

Trao đổi với phóng viên báo điện tử Một Thế Giới, chuyên gia kinh tế, PGS-TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) có quan điểm ngược lại. Ông Thịnhcho rằng bitcoin thực sự không phải là tiền dù giá trị của bitcoin trong thời gian qua tăng rất nhanh, tuy nhiên “đồng tiền” này cũng có thể sụp đổ bất cứ lúc nào.

“Có nhiều ý kiến cho rằng đồng tiền này không thể sụp đổ làkhông chính xác. Thời gian qua nó có lên có xuống theo nhu cầu của mọi người chứ không có một cơ sở đảm bảo cho đồng tiền này. Cơ sở đảm bảo ít ra phải gắn với đồng tiền nào đó, quốc gia nào đó…”, ông Thịnh chia sẻ.

“Tôi nghĩ rằng trong thực tế, các cơ quan quản lý tài chính của Việt Nam đều không coi bitcoin là đồng tiền trong giao dịch và thanh toán, dù chúng ta cũng đang nghiên cứu hành lang pháp lý cho vấn đề này”, ông Thịnhnói.

Năm 2020 sẽ giải quyết triệt để 12 dự án thua lỗ

Trình bày tại Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết công nghiệp hóa của Việt Nam giai đoạn vừa qua đã có được nền tảng cơ bản, đóng góp cho ổn định kinh tế vĩ mô, nhất là trong một số ngành công nghiệp như khai khoáng, chế biến, chế tạo, hóa chất, hóa dầu…

Tuy nhiên, công nghiệp hỗ trợ còn có những bất cập, tồn tại do cơ chế, chính sách chưa đồng bộ, kịp thời, doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam quá yếu, khó tiếp cận vốn, công nghệ, nhân lực nên chưa tham gia được vào các chuỗi giá trị lớn...

Về công tác phòng chống buôn lậu, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết tình trạng này vẫn diễn ra nhức nhối ở nhiều địa phương, nhất là buôn lậu thuốc lá, đường... Nguyên nhân là chế tài chưa đủ mạnh, dẫn đến hiện tượng nhờn pháp luật, các đối tượng buôn lậu câu kết tinh vi, có hệ thống và diễn ra trên nhiều địa bàn.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh phát biểu tại Quốc hội

Bên cạnh đó, sự phối hợp của từng lực lượng phòng chống buôn lậu ở địa phương điểm nóng (hải quan, quản lý thị trường, công an) còn chưa chặt chẽ, thường xuyên dẫn đến hiệu quả đấu tranh còn yếu. Mặt khác, chất lượng, chuyên môn, phẩm chất của lực lượng phòng chống buôn lậu cũng còn khoảng cách so với đòi hỏi thực tiễn... dẫn đến hiệu quả công tác phòng chống buôn lậu chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

“Đối với thuốc lá, chỉ đấu tranh ở bán lẻ thuốc lá điếu thì không ăn thua, bởi sự câu kết ở đây là rất lớn từ việc cung cấp hàng, vận chuyển cho đến bán lẻ”, Bộ trưởng nói.

Theo đó, thời gian tới sẽ có sự tăng cường phối hợp các lực lượng liên ngành, phát huy trách nhiệm từng ngành; tiếp tục xem xét hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, chế tài đối với hành vi buôn lậu, xem xét việc buôn bán chỉ cần từ 1.500 điếu thuốc lá lậu cũng phải xử lý hình sự; Chính phủ cũng không chấp nhận cho tái xuất bởi lợi ích không bao nhiêu nhưng thẩm lậu vào thị trường thì nguy hại hơn nhiều.

Về 12 dự án thua lỗ, Bộ trưởng Tuấn Anh cho rằng để giải quyết tồn đọng, đảm bảo nguồn lực của dự án thì phải đánh giá lại toàn bộ và ban hành các chính sách cụ thể, giải quyết triệt để vi phạm của tổ chức, cá nhân các cấp, ngăn chặn các dự án mới rơi vào tình trạng tương tự.

Theo đó, năm 2018 sẽ tập trung giải quyết cơ bản và 2020 sẽ giải quyết triệt để các dự án này. Hiện nay có 4 dự án phân bón đã khôi phục sản xuất, 3 dự án xăng sinh học đang tổ chức lại và năm 2018 sẽ được khôi phục, các dự án thép cũng đang được giải quyết.

15 cơ quan có trách nhiệm nhưng không có số liệu trẻ em bị xâm hại

Nói về tình trạng xâm hại trẻ em, đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) cho rằng chưa có bao giờ tình trạng trẻ em bị xâm hại tình dục phức tạp như trong thời gian qua. Theo đó, mỗi năm cả nước có trên 1.300 trẻ em bị xâm hại tình dục, với mức độ ngày càng nghiêm trọng.

Đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) cho rằng tình trạng xâm hại trẻ em ngày càng nhức nhối

Thậm chí, nhiều vụ việc loạn luân như cha dượng xâm hại con riêng của vợ, cha đẻ và ông nội cùng xâm hại trẻ trong một thời gian dài; một số vụ thầy giáo và bảo vệ nhà trường cùng xâm hại nhiều học sinh, chỉ đến khi các cháu quá sợ hãi thì sự việc mới bị phát hiện. Tuy nhiên, sự việc nghiêm trọng nhưng sau khi xảy ra lại có dấu hiệu bỏ qua, bỏ lọt, rất khó khăn cho quá trình chứng minh tội phạm.

Theo đại biểu Thủy, gia đình vốn là hàng rào bảo vệ các em, nhưng mới quan tâm theo cách truyền thống, mà chưa quan tâm nhiều trang bị cho trẻ các kiến thức cần thiết về giới tính, nhất là ở khu vực nông thôn, vùng sâuvùng xa. Sau khi vụ việc xảy ra gia đình không báo với chính quyền, cam chịu bỏ qua, chấp nhận đau đớn để đấy. Có những vụ gia đình quyết tâm đưa vụ việc ra ánh sáng nhưng do thiếu hiểu biết dẫn tới làm mất đi những chứng cứ để chứng minh tội phạm, không đưa được kẻ phạm tội ra pháp luật…

Đề cập khó khăn liên quan vấn đề giám định, đại biểu Thủy cho rằngLuật Giám định tư pháp không có quy định với trường hợp này, mà chỉ quy định về giám định chung. Gia đình người bị hại không có quyền yêu cầu giám định ngay, mà chỉ sau khi cơ quan điều tra khởi tố vụ án. Thời gian giám định càng kéo dài thì khả năng chứng minh càng giảm.

Do đó, bà Thủyđề nghị khi sửa đổi Luật Giám định tư pháp cần quy định cho phép gia đình người bị hại được yêu cầu giám định ngay sau khi vụ việc xảy ra”.

Về công tác quản lý nhà nước với trẻ em nói chung và với trẻ em bị xâm hại nói riêng, đại biểu Thủy nêu rõ “còn nhiều hạn chế”. Theo quy định pháp luật hiện hành, có 15 cơ quan có trách nhiệm, trong đó Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội là cơ quan đầu mối nhưng đến nay chưa có cơ quan nào có số liệu chính xác về tình trạng trẻ em bị xâm hại. Tất cả đều lấy số liệu theo các vụ án bị khởi tố.

Hoài Phong
Bài liên quan
Quốc hội tổ chức kỳ họp bất thường quyết định công tác nhân sự
Quốc hội sẽ họp bất thường vào sáng 21.3 để xem xét, quyết định về công tác nhân sự thuộc thẩm quyền.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Ba kịch bản về lạm phát năm 2024
Ba kịch bản lạm phát năm 2024 tương ứng với CPI bình quân năm lần lượt là 3,8%, 4,2% và 4,5%.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đại biểu Quốc hội kiến nghị cho Đại học FPT thu học phí bằng bitcoin