“Chất lượng xây dựng luật chưa cao, dự án luật đưa cho các đại biểu còn nhiều lỗi. Nhiều cơ quan chưa chú trọng đưa người có chuyên môn giỏi tham gia xây dựng luật”, ĐB Ngọ Duy Hiểu (Hà Nội) nói.

Đại biểu Quốc hội 'than' chất lượng nhiều dự luật còn hạn chế

Trí Lâm | 31/05/2017, 17:57

“Chất lượng xây dựng luật chưa cao, dự án luật đưa cho các đại biểu còn nhiều lỗi. Nhiều cơ quan chưa chú trọng đưa người có chuyên môn giỏi tham gia xây dựng luật”, ĐB Ngọ Duy Hiểu (Hà Nội) nói.

Chiều 31.5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018 và điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017.

Phát biểu tại phiên thảo luận, ĐBQH Ngọ Duy Hiểu (Hà Nội) cho rằng cần nâng cao chất lượng đội ngũ xây dựng luật, bởi vì hiện nay có nhiều cơ quan chưa thực sự quan tâm, đưa những người có chuyên môn giỏi tham gia xây dựng luật.

“Chất lượng xây dựng luật đưa cho các đại biểu còn nhiều lỗi về câu chữ, nội dung còn ngờ nghệch”, ông Hiểu nói.

Bên cạnh đó, vị này cũng cho rằng, việc lấy ý kiến nhân dân khi xây dựng luật là điều bắt buộc nhưng khi luật ban hành thì dân mới biết có luật đó. Do đó, cần tăng cường ý kiến nhân dân trong quá trình xây dựng luật và có chế tài đối với các ban soạn thảo khi luật chậm mà chất lượng không đảm bảo.

Có cùng góc nhìn, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) cho rằng, các báo cáo đánh giá tác động chính sách phần lớn vẫn còn sơ sài, theo quán tính của cách làm cũ, chưa đảm bảo đúng thực chất nội dung theo quy định.

Vị này đề nghị Chính phủ phải nâng cáo trách nhiệm và năng lực xây dựng luật, phải phân người có chuyên môn xây dựng luật và kiểm điểm nếu không hoàn thành. Quốc hội phải phản biện mạnh mẽ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, giảm thiểu tác động tiêu cực chính sách.

“Cần xây dựng đôi ngũ chuyên soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật. Ở ta nhiều cơ quan soạn thảo khác nhau, dù hậu kiểm nhưng vẫn còn nhiều lỗi, kỹthuật soạn thảo chưa hoàn thiện, văn phong nghị quyết và chuyên môn còn nhiều… Do đó, nếu có đội ngũ chuyên môn soạn thảo thì sẽ có chất lượng cao hơn”, bà Thúy nói.

Đồng tình với ý kiến này, đại biểu Đặng Xuân Phương (Đăk Lăk) nhận định công tác đánh giá tác động và dự báo tầm chiến lược trong xây dựng luật còn hạn chế. Vẫn còn tình trạng luật sau ra đời phải sửa luật trước vì có sự chồng chéo; chưa quy trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân, tổ chức…

“Việc thực hiện quy trình còn bất cập, việc lấy ý kiến của chuyên gia còn chưa được chú trọng nên chất lượng không cao. Có tình trạng luật phải chờ nghị định, thông tư hướng dẫn nên gây rất nhiều khó khăn”, vị này nói.

Nhiều đại biểu ủng hộ việc mời ngay cơ quan soạn thảo tranh luận lại hoặc giải trình với các đại biểu.

Bên cạnh đó, một số đại biểu cũng bày tỏ băn khoăn việc không đưa dự án Luật về Hội đưa vào chương trình năm 2018. Theo đó, Chính phủ đã có báo cáo rút các dự án luật trên nhưng cũng không nêu rõ thời gian trình cụ thể khiến cử tri bức xúc và cử tri đề nghị đưa vào chương trình luật xây dựng 2018.

Còn về Luật Biểu tình, tại phiên thảo luận tổ về dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2018, ĐBQH Bùi Văn Xuyền (Thái Bình) cho rằng Chính phủ chưa thực sự quan tâm đến một số dự án luật như Luật Biểu tình dù rất cần thiết.

“Biểu tình là quyền của dân, nhưng không có hành lang pháp lý điều chỉnh cho bài bản, thì không ai biết thực hiện thế nào là đúng, thế nào là sai. Đây là vấn đề đã được hiến định, Quốc hội đã giao rồi, Chính phủ nên đưa ra”, ông Xuyền nói.

Đồng tình với ý kiến này, ĐBQH Dương Trung Quốc (Đồng Nai) bày tỏ, hiện tượng biểu tình thì ngày càng nhiều mà không có luật điều chỉnh làm cho dân không biết đúng hay sai, trong khi vấn đề này Thủ tướng cũng đã nói từ Quốc hội khóa 13.

Hoài Phong
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
9 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đại biểu Quốc hội 'than' chất lượng nhiều dự luật còn hạn chế